'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng cục Thuế vừa thông báo danh sách doanh nghiệp nợ thuế để đôn đốc, cưỡng chế và công khai thông tin đến từng cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, danh sách bao gồm các doanh nghiệp nợ thuế từ 5 triệu đồng trở lên trên địa bàn quản lý tại thời điểm 31/8/2018. Số tiền thuế nợ thực hiện đôn đốc, cưỡng chế nợ của một doanh nghiệp không bao gồm các khoản: tiền thuế nợ đã nộp ngân sách nhưng đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ đang chờ xử lý, nợ khó thu, nợ đang khiếu nại, khiếu kiện.
Theo Tổng cục Thuế, trong 16 địa phương có số thu điều tiết về ngân sách trung ương, có tới hơn 77.000 doanh nghiệp nợ thuế trên 5 triệu đồng với số nợ là hơn 33.700 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp có nợ trên 90 ngày là 70.000 doanh nghiệp.
TP. HCM và Hà Nội là 2 địa phương dẫn đầu cả nước với số nợ lần lượt là 9.890 tỷ đồng và 13.530 tỷ đồng.
Căn cứ vào tình hình thu nợ trên, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục trưởng cục thuế tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện biện pháp cưỡng chế, tiến độ thực hiện thu nợ hằng ngày để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ thu nợ và không để phát sinh nợ mới.
Đối với khoản nợ thuế từ 1-30 ngày, Tổng cục Thuế yêu cầu từng cục thuế phải thực hiện gọi điện, nhắn tin và gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế thông báo về số tiền thuế nợ.
Đối với khoản tiền thuế nợ từ ngày 31 trở lên, các cục thuế phải ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp gửi đến từng người nộp thuế yêu cầu nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
Đối với khoản tiền thuế nợ từ 91-120 ngày thì phải ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp.
Đối với khoản tiền nợ thuế từ 121 ngày trở lên và đã ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản nhưng quyết định cưỡng chế đã hết hiệu lực (quá 30 ngày), doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ thì thực hiện ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế thực hiện công khai thông tin người nộp thuế chây ì nợ thuế, không đúng hạn để lên án mạnh mẽ và xử lý kiên quyết các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ì, nợ thuế không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Theo số liệu mới đây từ Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế nợ của 63 Cục Thuế ước tính đến thời điểm 30/9/2018 là 82.961 tỷ đồng. Số nợ này tăng 9.817 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017.
Trong đó nợ tiền thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày là 48.019 tỷ đồng (tăng 15,1% so với 31/12/2017); nợ không có khả năng thu hồi là 34.942 tỷ đồng (tăng 10,6%).
Kết quả, đến thời điểm 30/9/2018, cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và đã thu được 25.382 tỷ đồng tiền thuế nợ, bằng 60,9% nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày tại thời điểm 31/12/2017.
Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 17.079 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 8.303 tỷ đồng.
Trước đó, đại diện Tổng cục Thuế cho biết để bảo đảm thu số tiền nợ thuế mới phát sinh và giảm số thuế nợ đọng, hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ thuế được cấp có thẩm quyền giao, Tổng cục Thuế đã có công văn chỉ đạo các cục thuế địa phương tăng cường đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế.
Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế thực hiện ngay biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp thuộc các đối tượng phải cưỡng chế nợ thuế, hoặc phải chuyển sang biện pháp tiếp theo sau khi đã thực hiện biện pháp cưỡng chế nhưng chưa thu được, hoặc chưa thu đủ tiền thuế nợ theo danh sách doanh nghiệp đã được Tổng cục giao từ đầu năm 2018. Bên cạnh đó, giao các đơn vị tổ chức rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ phân loại nợ thuế.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.