Nghệ nhân tạo tác khúc gỗ lũa “lọ lem” thành tác phẩm điêu khắc để đời
(VNF) - Từ những gốc cây, rễ cây gỗ lũa đã bị phong hoá, thuỷ hoá, địa hoá hàng ngàn năm, qua bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân đã tạo tác nên những tác phẩm điêu khắc để đời, góp phần giáo dục thế hệ sau về văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam
- Quỳnh Viên: Nơi hội tụ nhân duyên 28/01/2025 03:30
Mối “lương duyên” với gỗ lũa ngàn năm tuổi từ thời trai trẻ
Trò chuyện với VietnamFinance ngày đầu năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, Ông Chu Văn Ân, sinh năm 1970, Nhà sáng lập Công ty Cổ phần Chu Gia Trác Mộc chia sẻ về mối “lương duyên” của mình với gỗ lũa ngàn năm tuổi từ thời trai trẻ. Từ đó hình thành và nuôi dưỡng đam mê, “yêu” lũa, mong muốn mang đến cho cuộc sống những tác phẩm điêu khắc để đời, góp phần giáo dục thế hệ sau về văn hoá truyền thống của dân tộc.

Ông Ân kể, sinh ra và lớn lên ở vùng đất Thạch Thất, Hà Nội có truyền thống nghề thủ công mộc, làm đồ gỗ, lịch sử hàng ngàn năm. Từ những năm 1980, chỉ khoảng 10 tuổi, một lần tình cờ đi chăn trâu trên núi Thầy, nhặt được bộ rễ cây hình dáng kỳ lạ, ông đã mang về dùng dao đẽo, gọt để chơi.
Đến năm 1991, đi làm ăn xa vì cơm áo gạo tiền, ông Ân mang cuốc và xẻng của làng nghề Phùng Xá vào bán cho người dân vùng đất Tây Nguyên làm nương, làm rẫy. Một cảnh tượng lạ đã khiến chàng trai trẻ chú ý khi đó là những quả đồi bạt ngàn của núi rừng Tây Nguyên bỏ trống, không trồng được cây gì, ngoài cây rừng, cỏ mọc dại.
Hỏi thăm một già làng cũng đã gần 80 tuổi, ông Ân mới biết rằng những gốc cây, rễ cây đã tồn tại ở đây hàng trăm năm, cũng không biết có từ bao giờ, đốt cũng không cháy để lấy diện tích đất canh tác, đành bỏ hoang đồi núi, đất đai.
Những già làng Tây Nguyên chia sẻ, cũng gần 100 tuổi mà những gốc, rễ cây này đã có ở đây từ bé, đến giờ nó vẫn thế

Đi tìm hiểu kỹ mới thấy, có những gốc cây cổ thụ với bộ rễ lớn, ăn ra diện tích đất cả vài trăm mét vuông, với nhiều hình thù rất khác nhau, qua thời gian xói mòn đất thì những bộ rễ này mới nổi lên.
Theo ông Ân, khi đó ông liên tưởng đến bộ rễ cây mà lúc 10 tuổi đã từng nhặt ở núi Thầy đem về. Và từ đó, ông nảy ra suy nghĩ, mình phải làm một việc gì đó với những bộ rễ, những gốc cây cổ thụ đã bị phong hoá, địa hoá này.
Một lần khác vào đồng bằng Sông Cửu Long, đi thuyền trên những dòng sông sâu, chảy xiết, thấy các gốc cây to, khúc gỗ nằm giữa sông. Những người dân bản địa vùng sông nước, sinh sống hàng chục năm tại vùng đất này cũng không trả lời được nguồn gốc của những gốc cây to, chúng đến từ đâu và ở đó bao lâu.
Tuy nhiên, lúc đó ông chưa thể làm gì được bởi cuộc sống còn vướng cơm áo, gạo tiền, mục tiêu chính vẫn kiếm tiền để nuôi gia đình.
Nhà sáng lập Chu Gia Trác Mộc cho biết, chính thức phải đến năm 2009 mới bắt đầu khai thác những rễ cây, gốc cây đó từ vùng đất Tây Nguyên và vùng sông nước Cửu Long, sông Đồng Nai… mang về Hà Nội.
Theo ông Chu Văn Ân, việc khai thác những rễ cây, gốc cây này từ những ngọn núi, trong rừng, dưới sông sâu, sau đó đưa ra các bãi tập kết để đưa về Hà Nội ngoài việc thoả mãn niềm đam mê, yêu thích từ nhỏ của mình, nhưng lúc đó cũng làm được 2 việc giúp người dân.
Thứ nhất, tạo được công ăn việc làm cho người dân ở vùng đất Tây Nguyên và cùng sông Cửu Long.
Thứ hai, giải phóng được mặt bằng diện tích rất lớn, của 5-6 tỉnh thành, tính ra đến hàng nghìn ha để bà con có đất để làm nương, làm rẫy. Cùng với đó là khơi thông dòng chảy, giúp việc đi lại thuyền bè, đánh bắt cá của ngư dân được thuận tiện, an toàn.

Tuy nhiên, việc vận chuyển những gốc cây, rễ cây lũa này cũng gặp nhiều khó khăn bởi phương tiện không có, phải cắt ra thành những khúc nhỏ hơn, dễ dàng đưa lên xe. Một vấn đề quan trọng nữa là vấn đề pháp lý bởi đây là dòng gỗ tốt, gỗ nhóm 1, có một số dòng gỗ hàng ngàn năm đã tuyệt chủng, rất hiếm. Vậy làm thế nào để đưa từ Tây Nguyên ra đến Hà Nội, mà phải đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Điều này làm ông Ân mất rất nhiều thời gian, bởi trên các văn bản pháp luật về gỗ thì không có khái niệm, thông tin về gỗ lũa.
“Tôi mất khá nhiều thời gian để các nhà chuyên môn về gỗ đưa ra các ý kiến đóng góp và hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý, sau đó kiểm lâm họ có cơ sở để cấp giấy tờ cho phép vận chuyển gỗ ra Hà Nội. Hiện, Chu Gia Trác Mộc đã có đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ bản quyền về loại gỗ lũa này”, ông Ân thông tin.

Ông Chu Văn Ân cho biết, gỗ lũa đặc biệt là dòng trai vàng là loại gỗ đẹp và rất bền chắc với thời gian. Có những cây lũa lâu đời nhất hiện nay được Viện khảo cổ học – Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chứng nhận vòng đời của cây từ khi sinh trưởng đến thời điểm hiện tại là 2.130 năm, trong đó tuổi sinh trưởng của cây là 1.660 năm, và tuổi lũa của cây là 470 năm.
Gỗ lũa có tuổi đời cao nhất hiện nay được xác nhận là 2.130 năm. Hiện còn một số mẫu gỗ lũa đang gửi đi Viện hạt nhân Đà Lạt để xác định tuổi bởi Viện khảo cổ học không thể xác định được niên đại
Biến khúc gỗ lũa “lọ lem” thành tác phẩm điêu khắc hòn non bộ
Từ niềm đam mê của mình, ông Chu Văn Ân cho biết đã mời về những người thợ, nghệ nhân nghề mộc, hòn non bộ với mong muốn biến những khúc gỗ lũa “lọ lem”, vô tri vô giác, tạo tác nên những sản phẩm điêu khắc để đời.
“Có thể nói Chu Gia Trác Mộc chính là đơn vị đầu tiên sáng tạo ra non bộ gỗ lũa tại Việt Nam”, ông Ân khẳng định.

Về nét văn hoá truyền thống trong gỗ lũa, ông Ân thông tin rằng, nhiều nhà khoa học về lâm nghiệp đều đánh giá tính nhân văn trong loại gỗ này là rất cao, khác so với cũng cây gỗ thông thường bởi gỗ lũa đã tồn tại hàng ngàn năm, tích luỹ năng lượng trong đó.
Đây cũng là loại gỗ rất bền chắc, vì nó đã được trải qua sương gió, chiến tranh, bào mòn của thiên nhiên, côn trùng xâm hại, còn lại là những gì tinh tuý nhất của một cây gỗ cổ thụ.
Tôi mong muốn đem những tinh hoa do “mẹ trời” ban tặng cho con người, nhưng đang bị lãng quên, để cộng đồng được biết đến tính nhân văn, và giá trị truyền thống của các tác phẩm từ gỗ lũa.
Tiếp đến, mong muốn bạn bè quốc tế biết sản phẩm gỗ lũa của Việt Nam, sản phẩm mang giá trị văn hoá Việt. Đây cũng là hình ảnh của người Việt, tần tảo, sương gió, chịu đựng được những gian khổ, khó khăn để thành công, vươn lên. Và cuối cùng, giữ lại nghề điêu khắc gỗ truyền thống của cha ông.

Người chơi gỗ lũa, soạn giả chèo không chuyên Phùng Trang Nhung cho biết, đây là những tác phẩm độc bản, không tác phẩm nào giống tác phẩm nào, đến 99% là nguyên khối người điêu khắc làm bằng tay, chỉ cắt gọt những phần thừa của những rễ cây, gốc cây lũa.
Một điều nữa, mỗi sản phẩm điêu khắc đều là các câu chuyện khác nhau, nhưng vô cùng sâu sắc về nhân sinh quan, giúp cho người thưởng thức thấy được ý nghĩa nhân văn, hướng con người đến với những điều tốt, hướng về trọn hiếu, vẹn tình.
Có một điểm khác biệt, việc chế tác sản phẩm gỗ lũa tuân theo nguyên tắc tôn trọng sự nguyên bản, thế tự nhiên của gỗ, hình dạng ban đầu của gỗ lũa, những người thợ điêu khắc gỗ lũa này rất ít, họ phải làm thủ công, chỉ gọt giũa, lược bỏ những chi tiết thừa và chế tác thành hòn non bộ gỗ lũa. Vì vậy, để ra được một tác phẩm như vậy sẽ rất mất thời gian và kỳ công.
“Có những khúc gỗ lũa bỏ cả 10 năm nay, chưa thể nhìn ra được ý tưởng, hình dáng chế tác” bà Phùng Trang Nhung khẳng định.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nghệ nhân tại công ty Cổ phần Chu Gia Trác Mộc, gỗ lũa trai vàng là tự nhiên, bởi vậy việc chế tác phải dựa vào hình thế tự nhiên của gỗ, người thợ chỉ lược bỏ đi các phần thừa, sáng tạo thêm. Cùng với đó, lồng vào các điển tích thuần việt như tích thờ phật, văn hoá vùng miền Tây Bắc, để nâng cao giá trị tinh thần văn hoá của Việt Nam.
Tinh hoa ngàn năm góp phần giáo dục truyền thống, văn hoá Việt Nam
Trao đổi với VietnamFinance, PGS TS Nguyễn Trọng Kiên, Giám đốc Trung Tâm thí nghiệm và phát triển công nghệ, Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất – Đại học Lâm Nghiệp cho biết, gỗ lũa là phần còn lại của cây gỗ, sau khoảng thời gian vài trăm năm được bỏ quên trong tự nhiên, phần còn lại kết tinh nhiều sinh khí của trời đất. Ở một góc độ nào đó, về tuổi tác, nó là thế hệ trước chúng ta rất nhiều. Việc khai thác được phần gỗ lũa đó để làm “sống” lại nó trong cuộc sống hiện nay là điều vô cùng ý nghĩa.
Gỗ lũa là kết tinh của tự nhiên, cộng với bàn tay khéo léo của người thợ điêu khắc, kết hợp với các điển tích truyền thống, tạo nên các tác phẩm văn hoá, mang tính giáo dục con người.

Nếu người nào đó, mà sở hữu sử dụng một tác phẩm từ gỗ lũa, có thể thay cho những lời răn dạy con cháu về thế hệ cha ông, có thể nhìn vào gỗ lũa, thấy được sự biết ơn thế hệ đi trước, văn hoá của con người, đặc biệt là người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Tác phẩm điêu khắc từ gỗ lũa là sự kết hợp giữa bàn tay con người và dòng chảy của thời gian
Đồng quan điểm, theo Nghệ nhân điêu khắc ánh sáng Bùi Văn Tự, ông bà ta thường răn dạy con cháu câu nói: Con người có tổ, có tông, như cây có cội như sông có nguồn, thì bản chất bên Chu Gia Trác Mộc đang sử dụng các cội cây đã chết hàng ngàn năm để hồi sinh, “làm sống” nó lại.

Những giá trị tưởng chừng đã nằm yên dưới lòng đất, trên núi cao, dưới sông sâu nhưng qua bàn tay của người nghệ nhân điêu khắc, tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, có giá trị về văn hoá truyền thống.
Những tác phẩm này, góp phần gìn giữ được các nghề truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là nghề điêu khắc gỗ. Lan toả tinh thần sáng tạo tới cộng đồng, công chúng yêu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật gỗ lũa.
Tiếp theo, thông qua hoạt động này cũng tạo công ăn việc làm lao động tại địa phương và các nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.
“Tác phẩm điêu khắc từ gỗ lũa là sự kết hợp giữa bàn tay con người và dòng chảy của thời gian. Đó chính là kết tinh sự đồng điệu giữa con người và thiên nhiên, mang lại giá trị thiết thực cho đời sống, cho cộng đồng, phát huy nền văn hoá truyền thống bền vững của Việt Nam”, nghệ nhân Bùi Văn Tự khẳng định.
Ông chủ ô mai Hồng Lam: 'Tôi không bán ô mai mà tôi bán quà Việt'
- Điểm doanh số và lợi nhuận 2024 của những tập đoàn lớn nhất Việt Nam 28/01/2025 09:00
- Hành trình VietnamFinance 2024: Xây dựng tổ ấm, lan tỏa yêu thương 28/01/2025 08:15
- Phong thủy mở cửa thịnh vượng cho doanh nghiệp trong năm mới 28/01/2025 07:45
Ông Dương Tất Thắng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh
(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII, ông Dương Tất Thắng - Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh với 100% số phiếu đồng ý.
Ông Lê Hoài Trung làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
(VNF) - ng Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Nghề tìm ngọc biển trên 'biển ngọc' Hạ Long
(VNF) - Tại Hạ Long, không chỉ mặt nước ánh lên những tia sáng lấp lánh, mà trong lòng biển còn chứa đựng sự long lanh của hằng hà sa số viên ngọc quý giá.
Lạm bàn về chuyện doanh nhân kế nghiệp
(VNF) - Cuối năm, đi xem bộ phim “Công tử Bạc Liêu” vừa mới ra chiếu rạp, thấy thú vị quá. Bộ phim lấy bối cảnh Nam Bộ xưa và những giai thoại được truyền tụng lâu nay về những công tử con nhà giàu thời đầu thế kỷ trước, đặt trong những suy ngẫm về mong ước vươn mình phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, lại trở nên có nhiều ý nghĩa và rất đáng để bàn về chuyện doanh nhân kế nghiệp, phát huy gia sản trong thời nay…
Vinamilk công khai thu nhập lãnh đạo chủ chốt năm 2024
(VNF) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán: VNM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024, trong đó minh bạch thù lao và tiền lương các thành viên quản lý chủ chốt năm 2024.
'Doanh nghiệp cần từ bỏ tư duy an toàn trong kỷ nguyên mới'
(VNF) - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây không chỉ là giai đoạn vàng để doanh nghiệp vươn lên phát triển mạnh mẽ mà còn là thời kỳ để khẳng định vị thế trong nền kinh tế quốc gia và trên trường quốc tế.
Liang Wenfeng - gương mặt mới của giới AI đứng sau DeepSeek Trung Quốc
(VNF) - Đối thủ Trung Quốc mới nhất trong thế giới AI - DeepSeek đã tạo ra một cơn sóng lớn trong ngành công nghệ toàn cầu. Chỉ trong hai tuần, DeepSeek đã đột phá với một mô hình AI giúp tăng tốc, giảm chi phí và tiết kiệm so với các mô hình đã có ở Mỹ. Ngay lập tức, tất cả sự chú ý đã đổ dồn về người sáng lập của nó, doanh nhân 40 tuổi tên là Liang Wenfeng.
Nghệ nhân tạo tác khúc gỗ lũa “lọ lem” thành tác phẩm điêu khắc để đời
(VNF) - Từ những gốc cây, rễ cây gỗ lũa đã bị phong hoá, thuỷ hoá, địa hoá hàng ngàn năm, qua bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân đã tạo tác nên những tác phẩm điêu khắc để đời, góp phần giáo dục thế hệ sau về văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam
Để nông sản kể câu chuyện về con người, văn hóa Việt
(VNF) - 'Vua' hồ tiêu Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group nói rằng hiện nay, nông sản Việt không chỉ là hàng hóa, mà còn kể câu chuyện về con người, văn hóa và tinh thần bền bỉ của Việt Nam. Đây chính là sức mạnh giúp nông sản Việt ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.
Số CEO 'mất chức' đạt mức kỷ lục
(VNF) - Theo công ty tư vấn lãnh đạo Russell Reynolds Associates, các giám đốc điều hành của các công ty toàn cầu đã rời bỏ công việc với số lượng kỷ lục vào năm ngoái, do bị các nhà đầu tư giám sát chặt chẽ và áp lực phải theo kịp sự thay đổi.
'Ông vua phòng vé' Trấn Thành, thu trăm tỷ mỗi năm từ phim Tết
(VNF) - Tính đến ngày 29/1/2025, phim "Bộ tứ báo thủ" do Trấn Thành đạo diễn mới công chiếu ngày đầu tiên đã đạt doanh thu 36,7 tỷ VNĐ. Trước đó, các phim Tết của Trấn Thành như Bố già, Nhà bà Nữ và Mai lần lượt đạt doanh thu 427 tỷ, 475 tỷ và 520 tỷ VNĐ.
Sở hữu tài sản 424 tỷ USD, tỷ phú Elon Musk đầu tư vào đâu?
(VNF) - Sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá 424 tỷ USD, tỷ phú Elon Musk – người giàu nhất hành tinh – luôn khiến cả thế giới tò mò về chiến lược đầu tư và những nước đi táo bạo của mình. Từ công nghệ không gian, xe điện đến trí tuệ nhân tạo, những lĩnh vực ông chạm đến đều tạo ra sự thay đổi lớn lao.
Ông Trương Gia Bình: 'Người Việt đã thuyết phục được thế giới'
(VNF) - Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết Nvidia là một công ty rất đặc biệt, chỉ chọn những người xuất sắc nhất và Việt Nam được chọn. Điều này cho thấy người Việt không chỉ có tiềm năng mà thực sự đã thuyết phục được thế giới.
Tết Ất Tỵ nói về kỳ tích của những doanh nhân tuổi rắn
(VNF) - Không ít các doanh nhân tuổi rắn là lãnh đạo các tập đoàn lớn của Việt Nam. Với tài năng, sự uyển chuyển và linh hoạt... họ đã tạo nên những thành tích đáng nể trên thương trường ở Việt Nam và thế giới.
Quỳnh Viên: Nơi hội tụ nhân duyên
(VNF) - Khi nhắc đến những vùng đất mang đậm giá trị văn hóa và thiên nhiên, không thể không nhắc đến Quỳnh Viên – một điểm đến nổi bật nằm tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tại nơi đây không chỉ có cảnh sắc tuyệt đẹp của một khu du lịch sinh thái, mà còn chứa đựng những câu chuyện cảm động về nỗ lực và khát vọng cống hiến của những người con xa quê.
Kịch bản lừa đảo hơn 13.000 người chiếm gần 1.000 tỷ của cô gái 26 tuổi
(VNF) - Đường dây lừa đảo hoạt động tại Campuchia với thủ đoạn giả danh công an, cán bộ thuế, điện... gọi điện lừa đảo hơn 13.000 người, chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Phạm Thị Huyền Trang (26 tuổi) là đối tượng xây dựng kịch bản lừa đảo.
Vai trò con dâu trong các tập đoàn của tỷ phú giàu nhất thế giới
(VNF) - Những con dâu của các tỷ phú nổi tiếng không chỉ giữ vai trò quan trọng trong gia đình mà còn gặt hái thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đệ nhất công tử Mỹ Barron Trump: Góp phần giúp ông Trump đắc cử, 18 tuổi mở công ty riêng
(VNF) - Không chỉ giỏi giang trong học vấn, Barron Trump còn gây ấn tượng với tư duy kinh doanh sắc bén qua việc tham gia thành lập công ty bất động sản ở tuổi 18. Với sự giáo dục kỹ lưỡng và tầm ảnh hưởng từ gia đình, Barron Trump đang trở thành một biểu tượng thu hút sự quan tâm của truyền thông và công chúng trên toàn thế giới.
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Phó bí thư Thường trực TP.HCM
(VNF) - Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM, nhiệm kỳ 2020-2025.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra TW Vũ Hồng Văn làm Bí thư Đồng Nai
(VNF) - Ông Vũ Hồng Văn, 49 tuổi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được điều động, phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bí thư Phú Yên Phạm Đại Dương làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương được điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc
(VNF) - Sau khi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, ông Nguyễn Duy Ngọc lần lượt được bầu bổ sung vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị khóa XIII. Ông Ngọc từng có thời gian dài công tác gắn với ngành công an.
Ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Ban Bí thư
(VNF) - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa 13.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị, làm Chủ nhiệm UBKT Trung ương
(VNF) - Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Chân dung nữ tổng giám đốc xinh đẹp bị bắt vì sản xuất phân bón giả
(VNF) - Bà Nguyễn Thị Cẩm My, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại phân bón Nam Dương, người vừa bị công an bắt về hành vi sản xuất phân bón giả quy mô cực lớn, từng đoạt giải cao nhất 1 cuộc thi sắc đẹp.
Ông Dương Tất Thắng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh
(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII, ông Dương Tất Thắng - Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh với 100% số phiếu đồng ý.
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.