Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Lãi khủng nhờ… tăng phí dịch vụ
Theo báo cáo tài chính của ACV, trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu ACV đạt 8.909 tỷ đồng, tăng 12% so với nửa đầu năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.563 tỷ đồng, hoàn thành 55,7% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.703 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 3.696 tỷ đồng.
Tính đến hết quý II/2019, ACV còn 805 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng và hơn 28.372 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn không quá 12 tháng.
Đây là mức lãi được cho là ấn tượng vì nếu xét theo lượng khách đã phục vụ thấp hơn số lượng khách ban đầu. Vậy vì đâu mà ACV vẫn lãi lớn?
ACV lãi lớn nhờ kinh doanh, khai thác cảng hàng không
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, đó là do năm 2019, mức phí dịch vụ sân bay tăng. Cụ thể, doanh thu từ phí dịch vụ hành khách nội địa, phí an ninh sân bay và các dịch vụ hàng không khác đều tăng mạnh trong kỳ.Trong đó doanh thu từ dịch vụ hàng không đạt 3.537 tỷ đồng, tăng 13%; doanh thu từ các mảng dịch vụ phi hàng không đạt 910 tỷ đồng, tăng 14%.
Đây là một trong những lý do giúp ACV tự tin với mục tiêu tăng trưởng doanh thu đạt 19.000 tỷ đồng và lãi ròng đạt 7.100 tỷ đồng trong năm 2019.
Đó cũng là lý do tại sao ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐTV ACV tự tin cho rằng “chúng tôi đang có khối tiền mặt gửi ngân hàng khoảng 25.000 tỷ đồng. Từ nay đến 2025, chúng tôi sẽ tích lũy được 87.500 tỷ đồng, dự kiến năm 2030, chúng tôi tích lũy 130.000 tỷ đồng nữa”.
Rõ ràng, với mô hình cổ phần hoá, ACV là một đơn vị làm ăn có lãi nhất toàn ngành giao thông. Không những thế, đơn vị này chuẩn bị là "ông chủ" một loạt dự án "siêu lớn" sắp được triển khai, ví dụ như Cảng hàng không quốc tế Long Thành; nhà ga T3, Tân Sơn Nhất; nhà ga T3, Nội Bài…. Cùng một mô hình sinh lời cao, từ phí dịch vụ mặt đất, nhà ga, các dịch vụ khác…
Đường băng hỏng… nhà nước tự bỏ tiền sửa chữa
Trong khi doanh nghiệp khai thác cảng thu bộn tiền thì có một nghịch lý trong quản lý sân bay tại Việt Nam, đó là khu bay, đường băng, sân đỗ do nhà nước quản lý. Vì thế, nếu các vị trí này hỏng hóc thì nhà nước phải tự bỏ tiền ngân sách để sửa chữa.
Mới nhất gần đây là việc Bộ GTVT và ACV cùng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ việc đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới an toàn bay nên cần phải sửa chữa khẩn cấp. Số kinh phí dự kiến khoảng trên 4.500 tỷ đồng.
Hay như trước đó, các đường băng tại sân bay Cam Ranh và Cát Bi, Hải Phongf cũng kiến nghị nhà nước bỏ tiền sửa cho doanh nghiệp.
Đường băng sân bay Nội Bài đang xuống cấp nghiêm trọng
Trao đổi về vấn đề này, TS Nguyễn Bách Phúc cho rằng, ACV là một công ty cổ phần, là một doanh nghiệp, phải tự kinh doanh, lấy doanh thu để chi trả chi phí vận hành, trong đó có chi phí duy tu, sửa chữa... Vậy tại sao khi đường băng hỏng, Cục Hàng không Việt Nam và cả Bộ GTVT lại quay sang xin tiền ngân sách để sửa chữa?
“Lấy tiền ngân sách sửa chữa đường băng cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác sân bay là sai luật. Bộ GTVT can thiệp vào việc này cũng là không phù hợp", TS Nguyễn Bách Phúc nhận định.
Cũng theo ông Phúc, doanh thu từ các Cảng hàng không hàng năm rất lớn, bao gồm: tiền cất hạ cánh của từng máy bay của các hãng hàng không; tiền lưu bãi; tiền các dịch vụ hàng không như điều khiển không lưu, kiểm tra kỹ thuật máy bay, tiền cung cấp nhiên liệu, thức ăn cho máy bay, và tiền dịch vụ cho hành khách trong sân bay...
“Mức lãi từ kinh doanh khai thác sân bay cũng rất cao, xấp xỉ 50% so với doanh thu. Vì thế, theo quan điểm cá nhân tôi, lấy tiền ngân sách để sửa chữa đường băng cho doanh nghiệp kinh doanh, khai thác là rất phi lý”, ông Phúc nói.
Phản biện về vấn đề này, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho rằng: “Trước đó, vào năm 2017, ACV đã được cổ phần hóa, sau đó hệ thống đường băng tại các sân bay đã được tách ra, phần hạ tầng là tài sản của Nhà nước mà không được tính vào tài sản giao cho ACV”.
“Do đó, việc đầu tư xây dựng, sửa chữa hạ tầng đường lăn tại Nội Bài sẽ phải sử dụng bằng ngân sách nhà nước. ACV muốn tự bỏ tiền sửa chữa cũng không thể được”, ông Thắng nói.
Ông Thắng cho biết thêm, từ việc cổ phần hoá trên đã dẫn tới vướng mắc về cơ chế, vì thế, mới đây Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mua lại 4,6% cổ phần đã bán để Tổng công ty này quay trở lại mô hình “doanh nghiệp nhà nước” thuộc Bộ.
Nếu ACV về Bộ Giao thông, mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có ‘phá sản’?
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.