Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nông nghiệp được xem là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam với kết quả tăng trưởng hàng năm ấn tượng ở cả sản xuất lẫn xuất khẩu. Các mô hình hợp tác xã và kinh tế tập thể không ngừng đổi mới và phát triển. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát huy tối đa thế mạnh vẫn còn gặp nhiều rào cản, cần sự vào cuộc, đồng hành của Ngân hàng Nhà nước cùng hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
Đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch và hiệu quả trong tình hình mới.
Theo đó, các ngân hàng thương mại có nhiệm vụ “tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng” để hướng dòng vốn lớn vào chuỗi nông nghiệp, nông thôn.
Song, theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 10% hợp tác xã được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Qua khảo sát trên 300 hợp tác xã, có đến 80% phải vay ở thị trường phi chính sách về hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao, thời gian ngắn, chủ yếu phục vụ việc đáo nợ để chờ vốn tín dụng. Thậm chí, nhiều hợp tác xã phải làm hợp đồng vay nợ từ chính các thành viên để có nguồn vốn xoay vòng cho việc chung dù việc này là trái quy định và chỉ mang tính tình thế.
Có một nghịch lý tồn tại trong vay vốn sản xuất nông nghiệp. Đó là nguồn không thiếu nhưng khó tiếp cận. Nhiều năm qua, hệ thống ngân hàng đã “vươn” tới tận từng địa phương, xóm, ấp với các định chế và chính sách hỗ trợ rộng mở. Dù vậy, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cái khó của nhà nông được cho là bắt nguồn từ chính họ: Khâu liên kết trong sản xuất chưa chặt chẽ; nông dân chưa nắm vững kỹ thuật, thiếu phương án tối ưu dẫn đến sản xuất lỗ; phần lớn mô hình còn mang tính chất tự phát, manh mún; các khoản vay nhỏ lẻ; đầu ra bấp bênh...
Tổng hòa những yếu tố trên dẫn đến hồ sơ vay của các nông dân này sau khi thẩm định không thể đáp ứng quy định của ngân hàng trong việc cho vay tín dụng. Cách đây nhiều năm, đại diện Ngân hàng Nhà nước từng chia sẻ không phải các ngân hàng không cố gắng tạo điều kiện, nhưng nếu người nông dân không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng mà cán bộ vẫn cố tình cho vay, sau này có thể dẫn đến nợ xấu khiến ngân hàng mất vốn.
Trong nhiều năm gần đây, mức tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường xuyên duy trì ở mức cao, khoảng 10-12%/năm. Đây cũng là một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên cho vay, khi ngành ngân hàng hiện có tới 18 chính sách trực tiếp hỗ trợ khối nông nghiệp, nông thôn. Tính đến hết năm 2023, tổng dư nợ nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 13,4 triệu tỷ đồng, với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 1/4.
Các chính sách giúp nông dân tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng ngày càng được cụ thể hóa cho từng vùng miền với những cơ chế riêng nhằm phát huy tối đa thế mạnh địa phương. Tiêu biểu trong đó là vùng đồng bằng sông Cửu Long với lúa, tôm, cá; khu vực Tây Nguyên với cây cà phê, cây công nghiệp; khu vực miền núi phía Bắc hay đồng bằng sông Hồng... Ngoài ra, khi ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai, dịch bệnh... ngân hàng cũng luôn kịp thời khắc phục hậu quả.
Trong số 80 tổ chức tín dụng và gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân với mạng lưới phủ khắp toàn quốc đang tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn. Sự vào cuộc sâu rộng hơn của ngành ngân hàng đã góp phần khai thông nguồn vốn tín dụng cho nhà nông trên cả nước. Cùng với những hoạt động tín dụng xanh khác, ngành ngân hàng đang cho thấy sự chung tay cùng Nhà nước trên hành trình xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững song song bảo vệ môi trường.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.