Nhận định cổ phiếu ngày 28/3: MSR, PHR và IDV

Vũ Trang - 28/03/2022 11:44 (GMT+7)

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 28/3, bao gồm: MSR, PHR và IDV.

imoney-msr

Mirae Asset: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MSR, giá mục tiêu 38.000 đồng

Công ty cổ phần Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) là nhà sản xuất Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc. Vonfram là kim loại có độ nóng chảy cao nhất và cứng nhất trong tất cả các kim loại, nó giúp cho các loại hợp kim của sắt gia tăng độ cứng và chịu nhiệt độ cao nhờ vậy được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô và quân sự hiện đại. Bên cạnh Vonfram, MSR còn là nhà sản xuất Fluorspar Acid Grade và quặng đồng lớn.

Sự phục hồi của kinh tế thế giới hậu COVID-19 và chiến tranh Nga – Ukraina đã đẩy giá Vonfram tăng lên mức 350 USD/mtu, tăng 11% so với cuối 2021 và tăng 24% so với mức trung bình 2021. Nhu cầu chuyển đổi công nghệ ô tô từ xăng sang điện trong thời gian tới và nguy cơ chiến tranh sẽ tiếp tục đẩy giá Vonfram lên cao, thậm chí vượt đỉnh lịch sử 450 USD/mtu đã được xác lập vào năm 2011 khi thế giới phục hồi sau khủng hoảng kinh tế 2008. 

Giá vonfram tăng mạnh giúp doanh thu năm 2022 của MSR dự phong tăng trưởng mạnh, có thể đạt tới 17.989 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước và biên lợi nhuận gộp cải thiện 6,0 điểm phần trăm so với 2021 lên mức 22,7%. Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2022 của MSR dự phóng nhảy vọt 429,8% so với năm 2021 lên mức 1.383 tỷ đồng.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu MSR của Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset tại đây.

imoney-PHRs

VNDirect: Khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu PHR, giá mục tiêu 88.000 đồng

Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) mới đây ghi nhận doanh thu năm 2021 tăng 19,3% so với năm 2020 và đạt 1.950 tỷ đồng chủ yếu nhờ vào doanh thu mảng cao su và gỗ (tăng 25,6% so với cùng kỳ lên 1.693 tỷ đồng). Biên lợi nhuận gộp năm 2021 tăng 2,7 điểm % so với cùng kỳ nhờ mức tăng đột biến 24,4% so với cùng kỳ của giá bán cao su. Mặc dù vậy, không có khoản thu nhập một lần nào được ghi nhận trong năm 2021 trong khi năm 2020 PHR đã ghi nhận 860 tỷ đồng tiền đền bù đất, từ đó lợi nhuận ròng 2021 giảm 55,9% xuống 477 tỷ đồng. 

Trong năm 2022, lợi nhuận của PHR dự kiến sẽ tăng nhờ khoản thu nhập một lần. Giá cao su toàn cầu đã tăng 39% kể từ quý II năm 2021 theo đà tăng của giá dầu và do thiếu hụt nguồn cung cao su. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2022 do tác động thời tiết mưa nhiều tại các nước trồng cao su tại Đông Nam Á. Do đó, giá bán bình quân cao su của PHR được dự đoán sẽ đạt 43,6 triệu đồng/tấn, tăng 6% so với cùng kỳ trong năm 2022, giúp cho doanh thu mảng cao su tăng 5% so với cùng kỳ và đạt 1.529 tỷ đồng.

PHR ước tính sẽ ghi nhận khoản thu nhập một lần 898 tỷ đồng từ đền bù đất cho dự án VSIPIII, chiếm tới 84% lãi trước thuế năm 2022. Mặc dù vậy, lợi nhuận ròng năm 2023 được dự báo giảm 29% so với cùng kỳ do không ghi nhận khoản thu nhập một lần.

Trong năm tới, PHR mục tiêu tiếp tục chuyển đổi 5.600ha quỹ đất thành khu công nghiệp. Bốn khu công nghiệp tiềm năng với 2.600ha có thể được đưa vào hoạt động trong ba năm tiếp theo. Khu công nghiệp Tân Lập đã hoàn thành xây dựng cơ bản và mục tiêu đưa vào hoạt động năm 2023. Khu công nghiệp này được kỳ vọng sẽ đóng góp 450 tỷ đồng, chiếm tới 87,5% doanh thu khu công nghiệp năm 2023 của PHR.

Ngoài ra, khu công nghiệp Tân Bình mở rộng vẫn đang trong quá trình chờ phê duyệt vào quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương và dự đoán sẽ được vận hành vào đầu năm 2024.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PHR của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect tại đây.

MBS: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu IDV, giá mục tiêu 78.700 đồng

Năm 2021(01/10/2020 – 30/09/2021), Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (HNX: IDV) ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 121 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ 2020, lợi nhuận sau thuế đạt gần 156 tỷ đồng, giảm 25,9% so với cùng kỳ 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid19. Trong đó, doanh thu hoạt động cho thuê đất chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm, kế tiếp là doanh thu từ hoạt động xử lý nước thải và hoạt động quản lý hạ tầng.

Ngoài ra, IDV ghi nhận khoản doanh thu từ tài chính đáng kể với giá trị 62 tỷ đồng, tăng hơn 51% so với cùng kỳ năm 2020 chủ yếu đến từ tiền gửi và cổ tức được nhận từ hoạt động đầu tư ngắn hạn, dài hạn của công ty. Biên lợi nhuận gộp năm 2021 đạt 69%, cải thiện nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 đạt 68%.

Quý I/2022 (01/10/2021 – 31/12/2021), công ty ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh đạt 32,31 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 52,99 tỷ đồng, lần lượt tăng 26,2% và 120,5% so với cùng kỳ năm trước, và đạt lần lượt 11,5% và 29,4% kế hoạch đặt ra cho cả năm 2022. Trong kỳ, công ty đã bán 0,8 triệu cổ phiếu L18 dẫn tới ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến là 49,5 tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với cùng kỳ 2020 với giá trị là 15,2 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp quý I/2022 đạt 67%, tăng nhẹ từ mức 66% so với cùng kỳ quý I/2021. Biên lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của IDV sẽ quay lại mức trên 70% trong các quý sau của năm 2022 nhờ vào việc tiết giảm các chi phí phát sinh do Covid19 và các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp khôi phục công suất sản xuất.

Ngoài ra, IDV đang phát triển nhiều dự án tiềm năng, dự kiến mang lại nguồn thu lớn từ hoạt động cho thuê đất trong tương lai. Tổng cộng, IDV đã được giao phát triển hơn 234ha đất sạch tại các địa phương có tiềm năng tăng giá đất khu công nghiệp cao và thu hút vốn FDI đầu tư trong tương lai. Các dự án này được Ban lãnh đạo công ty dự kiến mở bán chậm nhất từ năm 2025.

Cơ cấu tài chính tốt và được duy trì ổn định qua nhiều năm cũng là một lợi thế của IDV. IDV duy trì tỷ trọng tiền mặt/Tổng tài sản cao và tỷ trọng vay nợ/ nguồn vốn thấp. Điều này tạo điều kiện cho công ty có nguồn vốn sẵn sàng để đầu tư vào các dự án tiềm năng trong tương lai. Đồng thời, IDV có thể tiếp cận chi phí vốn với giá rẻ hơn so với các doanh nghiệp khác sử dụng đòn bẩy cao trong ngành.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu IDV của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB tại đây.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.