'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lãi suất âm là gì?
Lãi suất âm được định nghĩa là một trong những công cụ “đặc biệt” của chính sách tiền tệ, vì chúng được sử dụng để ứng phó với mức tăng trưởng thấp và giảm phát. Theo đó, các ngân hàng sẽ phải trả lãi cho ngân hàng trung ương khi gửi tiền vào đó, thay vì được nhận lãi, từ đó khuyến khích chi tiêu.
Mục tiêu của lãi suất âm là tăng nhu cầu vay bằng cách giảm chi phí vay. Mặc dù lãi suất âm kích thích hoạt động kinh tế trong thời kỳ lạm phát thấp hoặc suy thoái kinh tế, nhưng chúng cũng khuyến khích việc vay và chi tiêu vì việc giữ tiền bằng tiền mặt hoặc trong tài khoản ngân hàng sẽ trở nên tốn kém hơn.
Chính sách này thường được thực hiện như một biện pháp tạm thời để hỗ trợ phục hồi kinh tế chứ không phải là một chiến lược dài hạn. Nhiều ngân hàng trung ương đã đưa ra chính sách này trong quá khứ, chẳng hạn như BoJ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Đan Mạch, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ.
Dù có nhiều ý kiến ủng hộ, những người phản đối chính sách này cho rằng lãi suất dưới 0 làm bóp méo cơ chế giá cả trên thị trường và lãi suất âm làm thu hẹp biên lợi nhuận mà các tổ chức tài chính kiếm được từ việc cho vay.
Tại sao Nhật Bản áp dụng lãi suất âm?
BoJ đã phải chật vật ứng phó với tình trạng giảm phát và trì trệ kinh tế kể từ cuối những năm 1990. Vào thời điểm đó, lãi suất âm là một biện pháp mới được Nhật Bản đưa ra trong cuộc chiến dài hơi nhằm vực dậy nền kinh tế.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã hy vọng rằng chính sách lãi suất âm sẽ khuyến khích chi tiêu và lạm phát trong một xã hội đang già đi với tốc độ tăng trưởng dân số âm.
Hơn nữa, các nhà chức trách tin rằng nó sẽ hỗ trợ cho việc trả nợ của đất nước mặt trời mọc. Nợ quốc gia của Nhật Bản đã vượt quá 100% GDP, khiến nước này trở thành quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới.
Vậy lãi suất âm có giúp ích cho Nhật Bản không? Theo báo cáo của Bloomberg, chính sách này đã giúp ngăn chặn tình trạng giảm phát sâu hơn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và hậu quả từ cuộc chiến của Nga ở Ukraine, chính sách này khiến nền kinh tế Nhật Bản đối mặt với nhiều trở ngại.
BoJ là ngân hàng trung ương cuối cùng duy trì chính sách lãi suất âm. Một số chuyên gia cho rằng việc sử dụng lãi suất âm kéo dài như vậy đã làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng và góp phần đẩy giá trị đồng yên lao dốc.
Bước ngoặt của Nhật Bản
BoJ ngày 19/3 thông báo nâng lãi suất ngắn hạn lên mức “khoảng 0-0,1%", từ mức -0,1%. Dù mức tăng không đáng kể nhưng đây là lần đầu tiên lãi suất tại Nhật tăng lên sau 17 năm.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, BoJ cho hay chính sách lãi suất âm, kết hợp với các biện pháp khác để bơm tiền vào nền kinh tế và giữ chi phí vay ở mức thấp, “đã hoàn thành vai trò của mình”.
Cũng trong thông báo chấm dứt lãi suất âm, BoJ thông báo sẽ từ bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC). Được thực hiện từ năm 2016, chính sách này nhằm kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở mức quanh 0%.
Cũng theo BOJ, cơ quan này sẽ dừng mua các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và quỹ tín thác đầu tư bất động sản Nhật Bản (J-REITS). Họ đã mua tổng cộng 37.000 tỷ yên (248 tỷ USD) quỹ ETF và 650 tỷ yên J-REIT kể từ năm 2010. Họ cũng sẽ giảm dần việc mua trái phiếu doanh nghiệp và đặt mục tiêu dừng hoạt động này trong vòng một năm.
Động thái của BoJ sau 17 năm cho thấy sự thay đổi chiến lược trong chính sách tiền tệ của nước này. Trước đó, BOJ kiên quyết duy trì việc thả lỏng tiền tệ dù lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, vượt quá mục tiêu 2% trong hơn một năm, bởi vì các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc tăng giá phần lớn là do nhập khẩu.
Có một số lý do giải thích tại sao Ngân hàng Nhật Bản lại chọn thời điểm này để thực hiện bước đi quyết liệt này.
Thứ nhất, các công ty Nhật Bản đã công bố mức tăng lương tương đối mạnh mẽ trong năm nay. Trên thực tế, các công đoàn đã đảm bảo mức tăng lương trung bình là 5,28% theo kết quả vòng đầu tiên của cuộc đàm phán lương mùa xuân hàng năm của Nhật Bản.
Hơn nữa, trong những tháng gần đây, lần đầu tiên sau nhiều năm, lạm phát ở Nhật Bản đã tiến gần đến mức mục tiêu 2% của BoJ. Điều này càng làm dấy lên nhiều suy đoán rằng việc thay đổi tỷ giá sẽ diễn ra.
Ngay cả người dân địa phương ở Nhật Bản cũng cảm thấy giá cả đang tăng lên. Cô Shizuka Nakamura (32 tuổi), một người dân sống tại thành phố Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, chia sẻ với New York Time rằng cô nhận thấy chi phí sinh hoạt đang tăng cao. “Những người bạn cùng tuổi với tôi hiện đang có con đều nói rằng những thứ như tã lót và sữa bột trẻ em ngày càng đắt hơn”, Nakamura cho hay.
Kinh tế Nhật Bản sẽ ra sao?
Theo Wall Street Journal, sẽ không có nhiều thay đổi với nền kinh tế Nhật Bản trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, quyết định này của BoJ sẽ giúp tăng đầu tư, giá cả và tiền lương.
Theo các chuyên gia, khi lãi suất tăng, BoJ và chính phủ Nhật Bản là hai trong những đối tượng bị “thiệt hại tài chính” nhiều nhất. Với chính phủ, lãi suất cho vay tăng sẽ ảnh hưởng tới bảng cân đối tài chính khi nợ công của nước này có quy mô gấp hơn hai lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Còn với BOJ, khi lãi suất tăng lên, ngân hàng này sẽ phải trả lãi cho khoản tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại.
Ở chiều ngược lại, các ngân hàng tư nhân sẽ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn với lãi suất cao hơn. Môi trường lãi suất siêu thấp kéo dài ở Nhật thời gian qua đã làm xói mòn lợi nhuận của các ngân hàng nước này khi làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay trên vốn huy động.
Việc tăng lãi suất sẽ khiến nhu cầu mua nhà giảm và tác động tới thị trường bất động sản Nhật Bản. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định tác động thực tế với các khoản vay mua nhà và lĩnh vực bất động sản sẽ không lớn, bởi lãi suất cơ bản của BoJ nhìn chung vẫn rất thấp.
Việc kết thúc lãi suất âm sẽ là bước đầu tiên trong việc dỡ bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ của Nhật Bản. Trong nhiều năm, giá cả giảm đã đưa nền kinh tế này vào một chu kỳ đi xuống, trong đó các công ty phải cắt giảm chi phí để cạnh tranh, thậm chí đôi khi phải hy sinh cả lợi nhuận của mình. Vòng xoáy đi xuống này khiến họ không thể đầu tư và tăng lương, gây áp lực lên tiêu dùng và kéo giá cả xuống thấp.
Giờ đây, Thủ tướng Fumio Kishida hy vọng điều ngược lại sẽ diễn ra, khi đầu tư, giá cả và tiền lương đều tăng song song. Việc này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới đồng yên, kéo lại tỷ giá cho đồng tiền quốc gia này sau thời gian dài mất giá trầm trọng. Lãi suất cao hơn, đồng yên mạnh hơn sẽ cắt giảm chi phí nhập khẩu và giúp các hộ gia đình Nhật Bản có chi phí nhập khẩu thực phẩm và năng lượng rẻ hơn.
Xem thêm >> Nhật Bản chấm dứt chế độ lãi suất âm cuối cùng trên thế giới
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.