Bị Mỹ siết xuất khẩu chip, CEO Nvidia tới thăm Bắc Kinh
(VNF) - CEO Nvidia Jensen Huang ngày 17/4 đã có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc để gặp gỡ các quan chức nước này.
Thời kỳ suy thoái hiện hữu
Trong quý 4 vừa qua, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của đất nước mặt trời mọc chứng kiến mức giảm hàng năm 0,4%, sau khi giảm 3,3% trong quý 3 theo số liệu công bố lần hai.
Theo dữ liệu trên Trading economics, dữ liệu cho thấy GDP của Nhật Bản bất ngờ giảm 0,1% so với quý trước trong quý 4 năm 2023, thấp hơn mức dự báo của thị trường là 0,3%.
GDP của Nhật Bản năm 2021 đến 2024 (Hình ảnh từ: Trading economics)
Nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái lần đầu tiên sau 5 năm, do tiêu dùng tư nhân, chiếm hơn một nửa nền kinh tế, giảm trong quý thứ ba liên tiếp trong bối cảnh áp lực chi phí gia tăng và những khó khăn toàn cầu kéo dài (-0,2% so với -0,3% trong Quý 3).
Nhật Bản nhập khẩu 94% năng lượng cơ bản mà nước này tiêu thụ. Đối với nhu cầu lương thực-thực phẩm, tỷ trọng được đáp ứng thông qua nhập khẩu là 63%. Bởi vậy, khi đồng yên mất giá, chi phí nhập khẩu của nước này tăng mạnh, đẩy sinh hoạt phí lên cao làm tăng lạm phát. Năm nay, đồng yên đã mất giá 6,6% so với USD, trở thành đồng tiền giảm giá mạnh nhất trong số 10 đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển.
Theo Bloomberg, Lạm phát mạnh nhất trong nhiều thập kỷ đang đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình và doanh nghiệp tại Nhật Bản. Cả người tiêu dùng và các công ty đều cắt giảm chi tiêu trong ba quý liên tiếp do tiền lương không theo kịp giá cả.
Bên cạnh tiêu dùng, các cấu phần khác của GDP cũng chứng kiến sự sụt giảm so với quý trước đó. Chi đầu tư giảm (-0,1% so với - 0,6%) trong khi đầu tư công tiếp tục giảm (-0,7% so với -1,0%).
Về mặt tích cực, thương mại ròng đóng góp tích cực, với xuất khẩu (2,6% so với 0,9%) tăng mạnh hơn nhập khẩu (1,7% so với 1,0%). Đồng Yên suy yếu đã giúp cho hàng hóa Nhật Bản rẻ hơn qua đó thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia này tăng trưởng dương và là điểm sáng hiếm hoi trong quý 4.
Dù kinh tế Nhật suy thoái, thị trường chứng khoán nước này đang trong xu hướng tăng trưởng mạnh, với chỉ số Nikkei 225 đang ở vùng cao nhất kể từ năm 1990. Ngoài ra, một số chuyên gia dự báo nền kinh tế Nhật sẽ khởi sắc trong những tháng tới.
Bà Min Joo Kang, nhà kinh tế cấp cao của ngân hàng ING nhận định rằng dù kết quả tăng trưởng quý IV năm ngoái gây thất vọng nhưng kinh tế Nhật Bản có thể hồi phục trong quý I năm nay.
Theo các chuyên gia của Capital Economics, số liệu GDP quý 4 của Nhật Bản rất có thể sẽ được điều chỉnh tăng trong lần công bố thứ hai vào tháng 3, và sẽ không ngăn được việc BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 4.
Cùng quan điểm lạc quan, Goldman Sachs ngày 15/1 dự báo kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1% trong quý 1/2024. “Chúng tôi dự báo chi tiêu của du khách quốc tế tới Nhật Bản sẽ chậm lại so với giai đoạn tháng 10-12, nhưng xu hướng vẫn là tăng”, một báo cáo của ngân hàng Mỹ nhận định.
Đảo chiều chính sách cứu tăng trưởng
Liệu việc Nhật Bản rơi vào suy thoái kỹ thuật sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Cuộc suy thoái bất ngờ làm phức tạp thêm bức tranh đối với Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda . Trong khi các ngân hàng trung ương thường muốn tránh tăng lãi suất khi nền kinh tế của họ đang suy thoái, Ueda dường như tập trung hơn vào xu hướng lạm phát và tiền lương dài hạn hơn là số liệu tăng trưởng kinh tế hàng quý.
Lạm phát của Nhật Bản hiện đang ở vùng cao nhất trong 10 năm trở lại đây và cách xa mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
CPI Nhật Bản (Hình ảnh từ Trading Economics)
Theo Bloomberg, hầu hết các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát vào tháng 1 đều dự báo ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất vào tháng 4. Sự thu hẹp của nền kinh tế có thể không đủ để làm chệch hướng BOJ khỏi khung thời gian đó. Ueda cho biết các điều kiện tài chính sẽ vẫn phù hợp ngay cả khi ông loại bỏ lãi suất âm cuối cùng trên thế giới. Việc tăng lãi suất vẫn có thể khiến lãi suất ở mức 0.
Ngoài việc nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, ngân hàng này sẽ phải tìm cách giải quyết bảng cân đối kế toán của mình và với tốc độ như thế nào sau một thập kỷ thực hiện QE với mức độ khổng lồ để hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản khỏi giảm phát kéo dài. Tỷ lệ bảng cân đối kế toán của BOJ so với nền kinh tế là lớn nhất thế giới, ngân hàng này sở hữu khoảng một nửa thị trường nợ trị giá 1.200 nghìn tỷ Yên (8 nghìn tỷ USD) của quốc gia. Đây cũng là cổ đông lớn nhất trên thị trường chứng khoán địa phương.
Việc thay đổi bảng cân đối kế toán cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của Nhật Bản (YCC).
Chính sách này hoạt động bằng cách các ngân hàng trung ương sẽ mua trái phiếu để giữ lợi suất tại các thời gian đáo hạn bình quân ở mức mong muốn – giới hạn sự gia tăng của chi phí đi vay. Lợi suất được giới hạn ở một mức cụ thể dọc theo đường cong kỳ hạn. Với chinh sách này BOJ có thể kiểm soát được lợi suất ở các kỳ hạn phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn khác nhau.
Trong hướng dẫn thay đổi của mình, BOJ có thể chỉ ra mức trần lãi suất mới, thay thế mức tham chiếu 1% hiện tại cho lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Hoặc các nhà chức trách có thể bỏ qua điều đó và tiếp tục đánh dấu số lượng trái phiếu ước tính mà họ định mua mỗi tháng. Điểm mấu chốt là ngân hàng sẽ mang lại sự linh hoạt cao hơn cho những người tham gia thị trường trong việc quyết định mức lãi suất trong khi tiếp tục can thiệp khi lãi suất tăng quá nhanh.
(VNF) - CEO Nvidia Jensen Huang ngày 17/4 đã có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc để gặp gỡ các quan chức nước này.
(VNF) - Tòa án Peru ngày 15/4 đã tuyên án cựu Tổng thống Ollanta Humala 15 năm tù giam với tội danh rửa tiền trong vụ án tham nhũng quy mô lớn.
(VNF) - Nền kinh tế vũ trụ được dự báo có quy mô 1.400 tỷ USD vào năm 2030, tạo ra cơ hội lớn cũng như thách thức cho thế giới và Việt Nam.
(VNF) - Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Songshan Lake bày tỏ mong muốn đầu tư khu công nghiệp công nghệ cao quy mô 250ha tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là bước đi nằm trong chiến lược mở rộng đầu tư ra vào Việt Nam.
(VNF) - Các công ty lớn của ngành pin Trung Quốc, như Kandi Technologies và CBAK Energy, vừa công bố kế hoạch hợp tác xây dựng hai cơ sở sản xuất pin lithium tại Mỹ với mục tiêu khai thác nhu cầu ngày càng tăng của nước này với thị trường xe điện.
(VNF) - Giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang sau đòn áp thuế từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bắc Kinh bất ngờ ra lệnh dừng xuất khẩu một số loại đất hiếm và nam châm đất hiếm – nguyên liệu chiến lược trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như xe điện, bán dẫn và quốc phòng.
(VNF) - Nvidia thông báo sẽ sớm sản xuất chip và siêu máy tính trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn tại Mỹ. Động thái này đánh dấu bước ngoặt chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của hãng, đồng thời cho thấy sự hưởng ứng lời kêu gọi thúc đẩy sản xuất nội địa từ chính quyền Mỹ.
(VNF) - Nvidia cho biết công ty sẽ mất 5,5 tỷ USD chi phí phát sinh sau khi chính phủ Mỹ yêu cầu giấy phép xuất khẩu với loại chip trí tuệ nhân tạo H20 sang Trung Quốc.
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.
(VNF) - Ngày 14/4, Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc miễn thuế tạm thời cho các nhà sản xuất ô tô trong bối cảnh nỗ lực chuyển hoạt động sản xuất trở lại Mỹ.
(VNF) - Những bữa tiệc kéo dài nhiều ngày, đoàn nghệ sĩ bay sang từ Ấn Độ cho đến cả… ngựa được vận chuyển từ TP.HCM ra đảo, đám cưới bạc tỷ của giới thượng lưu Ấn Độ đang mang đến những trải nghiệm mới lạ và cả cơ hội kinh doanh khổng lồ cho ngành du lịch Việt Nam
(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.
(VNF) - Phiên tòa xét xử vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt chống lại “gã khổng lồ” truyền thông xã hội Meta sẽ diễn ra tại Washington, Mỹ vào ngày 14/4 (theo giờ Mỹ). Đây là đỉnh điểm của cuộc điều tra kéo dài gần 6 năm về việc liệu gã khổng lồ truyền thông xã hội này có vi phạm luật cạnh tranh khi mua lại Instagram và WhatsApp hay không.
(VNF) - TT Trump cho biết, trong tuần này, ông sẽ công bố mức thuế mới với chip bán dẫn nhập khẩu, đồng thời khẳng định sẽ có sự linh hoạt đối với một số công ty trong lĩnh công nghệ.
(VNF) - Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, các công ty trên toàn cầu đang chạy đua để thu hút nhân tài AI và nâng cao kĩ năng AI cho đội ngũ nhân viên.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Hà Nội hôm nay (14/4), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam. Ông Tập Cận Bình là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử.
(VNF) - Tình trạng giảm chi cho hàng hóa xa xỉ tại Trung Quốc đang ảnh hưởng đến các trung tâm thương mại cao cấp tại Bắc Kinh và Thượng Hải.
(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
(VNF) - CEO Nvidia Jensen Huang ngày 17/4 đã có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc để gặp gỡ các quan chức nước này.
(VNF) - Dự kiến 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ thông tuyến chính trước dịp lễ 30/4 và 1/5.