Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đó, Nikkei 225 đã tăng gần 2% để đạt mốc 39.029, vượt qua mức cao kỷ lục trước đó là 38.915,87 vào tháng 12/1989.
Cả Nikkei và Topix đều là những chỉ số có thành tích vượt trội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi tăng hơn 10% từ đầu năm đến nay sau khi tăng hơn 25% vào năm 2023, ghi nhận mức tăng hàng năm tốt nhất trong ít nhất một thập kỷ.
Theo Bloomberg, các công ty Nhật Bản đã ghi nhận lợi nhuận hàng quý lập kỷ lục trong quý IV/2023, củng cố đà tăng của chỉ số Nikkei 225 lên gần mức đỉnh lịch sử.
Thu nhập ròng tại các công ty trong chỉ số Topix 500 đã tăng 46% so với năm trước, lên mức kỷ lục 13,9 nghìn tỷ yên (93 tỷ USD) trong quý IV/2023.
Sự phục hồi này cũng được hỗ trợ bởi đồng yên yếu hơn, đã giảm khoảng 6% so với đồng USD từ đầu năm đến nay và dường như đang trên đà giảm xuống mức thấp nhất trong 33 năm.
Các nhà đầu tư đang đổ tiền vào cổ phiếu Nhật Bản, hưởng ứng những lời kêu gọi lạc quan của tỷ phú Mỹ Warren Buffet đối với Nhật Bản và cổ vũ nỗ lực của chính phủ Nhật Bản hướng tới những cải cách quản trị doanh nghiệp lớn hơn.
Dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Tokyo cho thấy người nước ngoài đã đầu tư hơn 2.000 tỷ yên vào các cổ phiếu lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất vào tháng 1.
Nikkei tuần trước báo cáo lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết tại Nhật Bản trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024 có thể đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 3 liên tiếp.
Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs, điều này xuất phát từ thu nhập hàng quý kỷ lục trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái, đã tăng 45% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 14% so với ước tính.
Toyota, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, là một trong những công ty Nhật Bản nâng cấp dự báo thu nhập, bao gồm tỷ suất lợi nhuận lớn hơn và doanh thu cao hơn.
Yên yếu, chứng khoán mạnh
Sự tăng trưởng gần đây trên thị trường chứng khoán diễn ra trong bối cảnh đồng yên Nhật suy yếu, trượt dài xuống mức 150,40 đổi một USD, phần lớn là do sự khác biệt giữa lãi suất cao của Mỹ và chính sách cực kỳ nới lỏng của Nhật Bản.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki là người mới nhất trong số các quan chức chính phủ bày tỏ mối lo ngại của ông về việc đồng yên suy yếu vào cuối tuần qua.
Trong khi sự yếu kém thường xuyên của đồng Yên đã thúc đẩy một số nhà xuất khẩu của Nhật Bản, nó lại làm giảm sức mua của người tiêu dùng Nhật Bản.
Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn duy trì chế độ lãi suất âm cuối cùng trên thế giới bất chấp “lạm phát cốt lõi” (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) vượt quá mục tiêu 2% trong hơn một năm.
Những người tham gia thị trường kỳ vọng BOJ sẽ bỏ chế độ lãi suất âm tại cuộc họp chính sách tháng 4 tới, sau khi các cuộc đàm phán lương mùa xuân hàng năm xác nhận xu hướng tăng lương đáng kể.
BOJ tin rằng việc tăng lương sẽ chuyển thành một vòng xoáy có ý nghĩa hơn, khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu.
Nhưng tỷ lệ lạm phát cao kéo dài đã ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước - nguyên nhân chính khiến GDP của Nhật Bản giảm trong quý thứ hai liên tiếp, khiến các nhà phân tích bối rối vốn kỳ vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng nhẹ. Điều đó cũng có nghĩa là Nhật Bản đã nhường vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cho Đức.
Xem thêm >> Sau Nhật đến lượt Anh rơi vào suy thoái: Tín hiệu xấu cho kinh tế toàn cầu
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.