'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nikkei lần đầu vượt mốc 40.000 điểm
Theo Nikkei Asia, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa phiên 4/3 tăng 198,41 điểm, tương đương 0,5% lên 40.109,23 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số này vượt mốc 40.000 điểm trong lịch sử.
Đáng chú ý, Nikkei 225 đã ghi nhận 5 tuần tăng liên tiếp, xô đổ nhiều kỷ lục trong năm nay và chỉ mới vượt qua mốc 35.000 điểm vào ngày 11/3, tức khoảng 1 tháng trước, cho thấy tốc độ phát triển "chóng mặt" của thị trường chứng khoán Nhật Bản trong thời gian này.
Chỉ số trung bình chứng khoán Nikkei đã tăng 19% kể từ đầu năm sau khi tăng 28% vào năm 2023. Trước đó nữa, vào ngày 22/2, chỉ số Nikkei đóng cửa cao hơn mức đỉnh trước đó được thiết lập vào tháng 12/1989.
Trong phiên 4/3, các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn như nhà sản xuất thiết bị Tokyo Electron và Advantest lần lượt tăng 2,4% và 3,7%, trở thành động lực tăng chính cho chỉ số này. Cổ phiếu Tokyo Electron đã tăng 55% kể từ đầu năm.
Trái với các cổ phiếu công nghệ và AI, các cổ phiếu vốn hóa lớn như Fast Retailing, chủ sở hữu Uniqlo và Toyota Motor đều giảm. Khoảng 2/3 số công ty niêm yết trên sàn Prime của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã giảm điểm vào cuối phiên giao dịch buổi sáng ngày 4/3.
Ryuta Otsuka, chiến lược gia tại Toyo Securities, cho biết chỉ số này “có vẻ không quá nóng” do kỳ vọng của các công ty về lợi nhuận kỷ lục trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024. Tỷ lệ giá trên thu nhập hiện tại, thước đo giá cổ phiếu so với Lợi nhuận của cổ phiếu trên chỉ số Nikkei là gần 17 lần, còn kém xa so với mức hơn 60 lần vào tháng 12/1989.
Ông Otsuka cho biết các cuộc đàm phán về lương đang diễn ra tại các công ty lớn là “một sự kiện quan trọng trong thời gian tới” như một dấu hiệu cho thấy sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản. Ông nói thêm: “Các nhà đầu tư đang kỳ vọng mức tăng lương sẽ lớn hơn năm ngoái”.
Lực đẩy từ AI và nhà đầu tư nước ngoài
Ông Tomoichiro Kubota, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Matsui Securities, cho biết các nhà đầu tư đang đặt cược rằng sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục thúc đẩy chi tiêu cho chất bán dẫn, thúc đẩy các công ty Nhật Bản tham gia vào quá trình sản xuất và tạo đà tăng cho chứng khoán Nhật Bản.
Thị trường chứng khoán Tokyo cũng được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư nước ngoài, bị thu hút bởi cải cách quản trị doanh nghiệp, đồng yên yếu và Tài khoản tiết kiệm cá nhân Nippon, hay NISA, một chương trình đầu tư hoãn thuế nhằm vào các nhà đầu tư nhỏ.
Thomas O'Mahony, giám đốc đầu tư cấp cao tại Cambridge Associates, cho biết: "Đồng yên suy yếu rõ ràng là một yếu tố thuận lợi cho thị trường Nhật Bản, chủ yếu thông qua việc hỗ trợ kỳ vọng thu nhập trên mỗi cổ phiếu".
Nhưng Jeremy Osborne, người đứng đầu bộ phận đầu tư cổ phiếu Nhật Bản tại Fidelity International, nói rằng "các quỹ hoạt động toàn cầu vẫn thiếu tỷ trọng ròng ở Nhật Bản, và những tỷ trọng thấp hơn đáng kể về cơ cấu trong danh mục đầu tư cho thấy vẫn còn nhiều chỗ cho dòng vốn vào thị trường Nhật Bản".
Ông Osborne nói: “Rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản là tình trạng giảm phát quay trở lại, nhưng chúng tôi tin rằng khả năng xảy ra là rất thấp”.
Trong một diễn biến liên quan, một báo cáo lạc quan về vốn đầu tư quý IV/2023 công bố ngày 4/3 cho thấy GDP có thể được điều chỉnh từ âm sang dương, có nghĩa là Nhật Bản không rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật. Điều này làm tăng thêm suy đoán rằng vòng tăng lương mạnh trong thời gian tới có thể khiến Ngân hàng Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm vào tháng 4.
Mới đây, hãng Kyodo News cũng đưa tin chính phủ Nhật Bản đang xem xét tuyên bố chấm dứt giảm phát, đây sẽ là một dấu hiệu khác cho BOJ trên lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ.
Xem thêm >> Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lần đầu tiên đạt 35.000 điểm kể từ năm 1990
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.