Nhật Bản nhập khẩu hơn 3 triệu USD mì gói Việt Nam

Đăng Phạm - 02/10/2023 00:12 (GMT+7)

(VNF) - Người dân đất nước mặt trời mọc đang ngày càng ưa chuộng hương vị mì ăn liền được sản xuất tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Năm 2022, Nhật Bản nhập khẩu hơn 3,3 triệu USD mì gói từ Việt Nam, gấp 5,6 lần so với năm 2017.

VNF
1

Mì gói Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản

Xu hướng ăn mì gói tại Nhật Bản bùng phát trong thời kỳ đại dịch khi người dân nước này không thể đi du lịch nước ngoài. Do đó, họ có xu thế ăn mì gói nhập khẩu như một cách trải nghiệm ẩm thực.

Dù các công ty sản xuất mỳ ăn liền tăng giá 15% trong 2 năm liên tiếp nhưng doanh số bán hàng tại Nhật Bản vẫn không giảm, thậm chí còn tăng đáng kể.

Những năm gần đây, bên cạnh hàng nội địa và Hàn Quốc, mỳ gói nhập từ Đông Nam Á ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản.

Tại một chợ chuyên thực phẩm châu Á ở quận Shin-Okubo (thủ đô Tokyo), các nhãn hiệu mì ăn liền với tiếng nước ngoài trên bao bì được ưu ái đặt ở vị trí nổi bật gần lối vào. "Khoảng 80% khách tới đây mua mì ăn liền", quản lý cửa hàng cho biết.

Hãng tin Nikkei Asia mới đây dẫn số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết lượng mì gói mà Nhật Bản nhập khẩu từ các nước khác ở châu Á đạt mức 57,6 triệu USD trong năm 2022, gấp 3,1 lần so với năm 2017.

Mì Hàn Quốc vẫn được ưa chuộng nhất khi gần 80% mì ăn liền nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ Hàn Quốc, nhưng các sản phẩm từ Đông Nam Á đang có tốc độ tăng trưởng đáng kể.

Năm 2022, Nhật nhập khẩu lượng mì ăn liền trị giá khoảng 500 triệu yen (3,35 triệu USD) từ Việt Nam, gấp 5,6 lần so với năm 2017. Trong khi đó, nhập khẩu từ Thái Lan tăng gần gấp đôi, lên 510 triệu yen (3,41 triệu USD).

Nắm bắt xu thế mới, các công ty Nhật Bản sản xuất mỳ ăn liền ở nước ngoài đã bắt đầu nhập sản phẩm về bán tại quê hương sau thời gian chỉ bán tại thị trường đặt nhà máy.

Acecook vào Việt Nam từ năm 1993 và hiện là nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất tại đây với thị phần khoảng 40%. Từ năm 2018, công ty bắt đầu nhập khẩu và bán toàn bộ sản phẩm mì Hảo Hảo sản xuất ở Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.

Ban đầu Acecook nhắm đến khách hàng là những người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản. Tuy nhiên người tiêu dùng Nhật cũng ngày càng ưa chuộng mì Hảo Hảo.

Đến năm 2022, doanh thu hàng năm của Acecook đã tăng ba lần. Gần đây, công ty nhận được thêm nhiều yêu cầu nhập mỳ gói từ các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu lớn.

Vào tháng 7, Nissin Foods đã tung ra thị trường một số lượng mì giới hạn do một chi nhánh ở Thái Lan sản xuất với hương vị như súp Tom Yum.

"Chúng tôi lấy ý tưởng từ việc mỳ gói của các nhà sản xuất Thái Lan được bán ở các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu hoặc trên các trang mua sắm online ở Nhật Bản", đại diện chiến lược bán hàng của Nissin cho hay.

Nhu cầu tiêu thụ mì gói toàn cầu tăng mạnh

Theo dữ liệu của Hiệp hội Mỳ ăn liền thế giới có trụ sở tại Osaka (Nhật Bản), nhu cầu về mỳ ăn liền đã đạt mức cao nhất mọi thời đại với 121,2 tỷ gói mỳ được tiêu thụ trong năm 2022. Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp số lượng mỳ gói tiêu thụ tăng vọt. So với năm 2021, số lượng mỳ gói tiêu thụ đã tăng 2,6%.

Thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) vẫn giữ vị trí thị trường dẫn đầu về tiêu thụ mì ăn liền năm 2022, tiếp theo là Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản. Trong đó, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 8,48 tỷ gói mì ăn liền trong năm 2022.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mì ăn liền dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021 - 2026.

Nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn chuyển sang mỳ ăn liền như một lựa chọn thực phẩm phù hợp với túi tiền khi giá cả nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn.

Mì ăn liền được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1958. Momofuku Ando, Nhà sáng lập Nissin Foods, nảy ra ý tưởng này khi đất nước đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lương thực sau Thế chiến II.

Nissin ra mắt sản phẩm mì cốc đầu tiên trên thế giới vào năm 1971. Khi có nhiều hương vị khác nhau phù hợp với từng thị trường, mì ăn liền đã lan rộng khắp thế giới.

Xem thêm >> Mỹ hắt hơi thế giới sẽ cảm lạnh, còn khi Trung Quốc ‘đổ bệnh’ thì sao?

Theo Nikkei
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.