'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 5/2, thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã họp triển khai công tác phòng chống dịch.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh, cho rằng vừa qua công tác phòng chống dịch đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả; thời gian tới, cần tiếp tục cố gắng phát hiện sớm các ca lây nhiễm trong cộng đồng để vừa tổ chức khoanh vùng dập dịch hiệu quả, vừa bảo đảm các hoạt động kinh tế, xã hội.
Qua thực tiễn chống dịch 10 ngày qua, ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng cần bình tĩnh ứng phó, kể cả những địa phương chưa có kinh nghiệm chống dịch như Gia Lai thì trung ương và những địa phương có kinh nghiệm khác sẽ hỗ trợ kịp thời để ngăn chặn dịch bệnh.
Tại cuộc họp, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Gia Lai, Bình Dương, TP. HCM đang có ca bệnh cần tiếp tục huy động nguồn lực tối đa, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế triển khai các biện pháp truy vết tích cực, khoanh vùng, cách ly kịp thời, xét nghiệm diện rộng.
Bên cạnh đó, các địa phương cần chú trọng thực hiện phong tỏa nhiều lớp, truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời.
Các tỉnh, thành phố đã ghi nhận trường hợp mặc bệnh tại cộng đồng cần thay đổi chiến lược, nâng các biện pháp đáp ứng cao hơn một mức so với đợt dịch trước, trong đó thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc hạn chế tập trung đông người theo Chỉ thị 15.
Các địa phương cũng cần xác định các trường hợp F1 là trường hợp nhiễm bệnh, từ đó truy ra F2, coi F2 gần như F1 và vừa thực hiện truy vết đồng thời phải khoanh vùng ngay, khoanh vùng rộng và lấy mẫu toàn bộ người dân tại các khu vực lây nhiễm cộng đồng.
Ngoài ra, các địa phương cần thực hiện nghiêm việc cách ly; tiến hành khoanh vùng hẹp hoặc nới lỏng khi tất cả các trường hợp đều âm tính; khuyến cáo mạnh, yêu cầu người dân toàn thành phố bắt buộc phải đeo khẩu trang; hạn chế tập trung đông người ở khu vui chơi, giải trí; tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu…
Về việc kiểm soát đi lại của người dân tại những địa phương có dịch, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, vừa qua nhiều tỉnh làm chưa thật chuẩn, do sợ nên làm quá, siết chặt, khiến dân không dám về quê.
PGS.TS Trần Đắc Phu đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành văn bản, trong đó quy định rõ về điểm dịch, vùng dịch để các địa phương có căn cứ triển khai thống nhất, tránh tình trạng mỗi tỉnh hiểu một cách.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế đang xây dựng và sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vùng có dịch. Trên cơ sở đó, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định khu vực ổ dịch và phong tỏa.
Tất cả những người sinh sống trong khu vực phong toả là nội bất xuất ngoại bất nhập, trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ, người bị bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu....) mới được ra khỏi khu vực phong toả và được kiểm soát chặt chẽ.
Những người không sinh sống trong khu vực bị phong tỏa vẫn được đi lại bình thường, chỉ cần khai báo y tế và không phải bị cách ly (trừ trường hợp đã xác định là F1, F2). Các địa phương không được ngăn sông cấm chợ, không được làm quá yêu cầu, gây cản trở, khó khăn cho dân.
Liên quan đến quy định thời gian cách ly tập trung là 21 ngày (trước đó là 14 ngày), lãnh đạo Bộ Y tế cho biết các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy chủng virus mới có hệ số lây cao hơn, thời gian khởi phát nhanh hơn nhưng thời gian ủ bệnh của tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2 đều vào khoảng từ 14 ngày.
Do đó, Bộ Y tế đang xem xét nhưng phân tích khoa học cuối cùng để có văn bản điều chỉnh thời hạn cách ly tập trung. Thực tế, các nước trên thế giới cũng đang thực hiện cách ly tập trung là 14 ngày.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.