Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Điều thú vị là, Việt Nam và UAE đang có mối quan hệ hợp tác khá tốt dù cách xa về địa lý.
UAE là một trong những nền kinh tế phát triển nhất tại khu vực Tây Á, xếp hạng thứ 16 trên thế giới. Quốc gia này hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi (MENA), đồng thời, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của UAE tại khu vực Đông Nam Á.
UAE được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế phát triển với mức sống cao nhất thế giới nhờ xuất khẩu dầu lửa và khí tự nhiên. Đây một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 70.000 USD.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1993, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - UAE liên tục tăng trong những năm trở lại đây, từ 730 triệu USD năm 2010 lên 5,17 tỷ USD năm 2019, chiếm 36,11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khu vực Tây Á.
Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam và UAE giảm 16,3% so với năm 2019, đạt 4,3 tỷ USD.
Việt Nam luôn là nước xuất siêu sang UAE. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt 3,9 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 418,6 triệu USD.
Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang UAE các mặt hàng như nông sản, thủy sản, hoa quả tươi, thực phẩm chế biến giá trị cao, vật liệu xây dựng, điện thoại di động, máy móc thiết bị phụ tùng, điện tử gia dụng, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ… Trong đó, điện thoại và linh kiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này, chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu.
Là 1 trong 10 đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam trên thế giới, với nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu lớn sau dịch Covid-19, nhiều chuyên gia thương mại cho rằng UAE tiếp tục là thị trường tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và phát triển trong thời gian tới.
Hơn nữa, với vị trí địa lý thuận lợi cùng với những chính sách ngoại thương linh hoạt, hiệu quả, cơ sở hạ tầng hiện đại, UAE được coi là cửa ngõ để Việt Nam thâm nhập khu vực Trung Đông và châu Phi bởi có tới 80% hàng hóa nhập khẩu vào UAE để tái xuất sang nước thứ 3.
Ở chiều ngược lại, dầu mỏ, chất dẻo nguyên liệu và thức ăn gia súc là những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ quốc gia Trung Đông này.
UAE là một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển ngành năng lượng, năng lượng tái tạo, dầu khí và logistics. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và mở rộng hợp tác trong tương lai.
UAE được coi là một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước này chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản, cảng biển, dầu khí, du lịch và dịch vụ tại Việt Nam.
Hồi tháng 10/2009, Tập đoàn DP World đã tham gia liên doanh với Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận để xây dựng cảng nước sâu với tên gọi Cảng container trung tâm Sài Gòn (SPCT) bên trong Khu Công nghiệp Hiệp Phước, trên sông Soài Rạp, với tổng số vốn đầu tư khoảng 360 triệu USD, diện tích 39,13 ha, công suất khai thác khoảng 1,5 triệu TEUs/năm.
Tháng 02/2009, Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) đã ký thỏa thuận sẽ bán khí LPG cho Tổng Công ty Khí (PVGas) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở lâu dài.
Tiếp đó, tháng 10/2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty MDC Oil & Gas Holding Company LLC (thuộc Tập đoàn Mubadala - một Tập đoàn kinh tế lớn của UAE) đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí. Hiện nay Mubadala Petroleum, thành viên của Tập đoàn Mubadala, đang tham gia một số hợp đồng dầu khí tại một số lô ngoài khơi Việt Nam.
Tháng 10/2019, gần 20 doanh nghiệp lớn của UAE hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu tổng hợp, dệt may, nông sản, thực phẩm chế biến, giải pháp năng lượng, xử lý chất thải, logistics, phân phối bán lẻ, dịch vụ tài chính… đi cùng Bộ trưởng Kinh tế UAE Sultan bin Saeed Al-Mansouri sang tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác thương mại với các đối tác Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các các doanh nghiệp UAE sang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp UAE nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng, logistics, dầu khí, năng lượng tái tạo, công nghiệp hóa chất, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất vật liệu, chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng khu công nghiệp tại một số vùng kinh tế có nhiều tiềm năng của Việt Nam như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ.
Ở trận lượt đi tổ chức cuối năm 2019, Việt Nam đã giành thắng lợi 1-0 trước UEA.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.