Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 03/2021/TT-NHNN tổ chức ngày 14/4, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 31/3/2021, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2020.
Ông Tuấn Anh cho biết thêm mức tăng này cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2020 là 1,3%.
Đáng chú ý, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán vào khoảng 45.300 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Tháng 11, 12 năm 2020, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán tăng khá nóng. Sang tháng 1/2021 đã hạ nhiệt với mức giảm lên đến 10% nhưng tới tháng 3/2021 đã nóng trở lại", Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho hay.
Vị lãnh đạo này thông tin tính đến cuối tháng 3/2021, NHNN đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 263 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ hơn 353 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn hơn 660 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1,27 triệu tỷ đồng, đặc biệt các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 3 triệu tỷ đồng cho trên 452 nghìn khách hàng.
Thời gian tới, ông Tuấn Anh nhấn mạnh NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế theo hướng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông; tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng để kịp thời chỉ đạo các TCTD, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Chia sẻ thêm, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết tính đến ngày 13/4, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 2,72% so với đầu năm, giảm nhẹ so với mức tăng 2,93% cuối tháng 3.
Ông Hà cho biết thêm việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới sẽ được cân nhắc trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới đang tăng, kỳ vọng lạm phát tăng ở nhiều nước (chẳng hạn như lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh), trong nước, NHNN liên tục mua ngoại tệ trong nhiều năm trở lại đây...
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhấn mạnh năm 2021 sẽ ưu tiên cấp hạn mức tín dụng cao hơn cho các TCTD tích cực giảm lãi suất cho vay, tái cơ cấu quỹ tín dụng nhân dân... Đồng thời, NHNN cũng khuyến khích các công ty tài chính giảm lãi suất cho vay.
Liên quan đến Thông tư số 03/2021/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ông Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng cho biết thông tư được xây dựng dựa trên quan điểm: hỗ trợ khách hàng nhưng phải phản ánh đúng năng lực tài chính của TCTD và phải đảm bảo được nguồn thu ngân sách.
Ông Du cho hay sở dĩ việc xây dựng thông tư này mất đến 9 tháng thay vì 5-6 tháng như các thông tư thông thường là bởi phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và thống nhất quan điểm với Bộ Tài chính. Quan điểm ban đầu của NHNN và Bộ Tài chính là rất khác nhau.
Giải thích về quy định gây chú ý trong thông tư là bổ sung lộ trình trích lập dự phòng 3 năm, Quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng giải thích qua khảo sát, nếu trích lập dự phòng 100% ngay trong năm 2021 thì một số TCTD sẽ bị lỗ, do đó, NHNN và Bộ Tài chính đã thống nhất lộ trình trích lập dự phòng 3 năm.
"TCTD nào tự nhận thấy có năng lực tài chính tốt, có thể trích lập dự phòng 100% ngay trong năm nay thì càng tốt", ông Du nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.