'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 (PCI 2019) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ghi nhận những phản ánh tích cực của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về nỗ lực phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức của các địa phương.
Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại “tình trạng chạy án” là phổ biến trong hoạt động tố tụng qua tòa án chỉ còn 21,6%, giảm đáng kể từ con số 31,6% của năm 2017 và 28,8% của năm 2018.
Năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “chi trả ‘hoa hồng’ là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” chỉ còn là 41,2%, tiếp tục giảm so với con số 48,4% của năm 2018 và mức 54,9% của năm 2017.
Năm 2019 có 54,1% doanh nghiệp phản ánh về việc tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ nhà nước địa phương giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm so với con số 58,2% của năm 2018.
Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong điều tra PCI 2019 chỉ là 53,6%, mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. Nếu so với con số 70% doanh nghiệp phản ánh phải trả chi phí không chính thức vào năm 2006, thì con số 53,6% của năm 2019 cho thấy đã có bước tiến lớn trong nỗ lực của chính quyền các địa phương.
Tuy nhiên, VCCI lưu ý một số lĩnh vực cần có các chuyển động mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai sau khi giảm từ mức 32% của năm 2017 xuống còn 30,8% của năm 2018, thì lại gia tăng lên mức 36% của năm 2019;
Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra sau khi đã giảm ấn tượng từ con số 51,9% của năm 2017 xuống còn 39,3% của năm 2018, thì kết quả năm 2019 vẫn xung quanh mức này (39,3%);
Hoặc tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả trên 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức năm 2019 là 7,5%, tăng nhẹ so với con số 7,1% của năm 2018.
Đối với riêng các doanh nghiệp FDI, báo cáo PCI 2017 và 2018 đã lưu ý đến xu hướng sụt giảm đáng kể tỷ lệ doanh nghiệp FDI có chi trả chi phí không chính thức để giải quyết công việc. Năm 2019, xu hướng tiếp tục được duy trì, thậm chí đẩy mạnh.
Cụ thể, năm 2016 có 45,8% doanh nghiệp FDI cho biết phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra. Con số này đã giảm xuống 44,9% năm 2017, 39,9% năm 2018, và xuống còn 32,5% năm 2019.
Tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu cũng giảm từ mức 56,4% năm 2016 xuống 42,5% năm 2019.
Hơn 1/5 số doanh nghiệp FDI đã chi trả chi phí không chính thức trong các giao dịch đất đai năm 2016. Năm 2019, tỷ lệ này tăng 3 điểm phần trăm so với năm 2018, song đã giảm gần một nửa so với kết quả điều tra năm 2016.
Một hiệu ứng quan trọng của xu hướng giảm bớt chi phí không chính thức là quan sát của doanh nghiệp FDI đối với hiện tượng nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính. Những bước tiến trong thời gian qua trong việc cắt giảm chi phí không chính thức đã tác động đến cảm nhận của doanh nghiệp FDI đối với hiện tượng này.
Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp quan sát thấy có hiện tượng nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính đã giảm từ mức cao 59,9% năm 2014 xuống mức khả quan hơn nhiều, với chỉ 33,7% năm 2019
Về quy mô của chi phí không chính thức, báo cáo PCI 2019 cho biết vào cuối nhiệm kì của Chính phủ trước, năm 2015, doanh nghiệp FDI phải bỏ ra trung bình khoảng 1,69% doanh thu cho các khoản chi chi phí không chính thức.
Con số này đã giảm đều đặn trong giai đoạn Chính phủ tăng cường chống tham nhũng và xuống mức thấp 1,04% năm 2018.
Năm 2019, quy mô chi phí không chính thức nhích nhẹ lên 1,11%, song vẫn ở mức thấp so với các năm trước. Hơn nữa, các khoảng tin cậy chồng lấn cho thấy quy mô khoản chi này năm 2019 là không khác biệt đáng kể so với mức của năm 2018.
Theo VCCI, công cuộc chống tham nhũng có tác động quan trọng đáng kể đối với các doanh nghiệp, thậm chí có thể tính toán sơ bộ chi phí mà các doanh nghiệp FDI đã tiết giảm được nhờ chiến dịch chống tham nhũng.
Theo các chuyên gia thương mại, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ước đạt 181,35 tỷ USD. Sử dụng con số tạm tính này, VCCI tính toán chi phí 'doanh nghiệp FDI có thể tiết giảm được là khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2015.
“Đó là số tiền tiết giảm thuần mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể sử dụng hiệu quả vào việc tăng lương cho người lao động, đổi mới công nghệ, và thậm chí là các khoản đóng thuế, phí chính thức tại Việt Nam”, báo cáo viết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.