Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như VietnamFinance đã thông tin ở bài viết “Những chặng đường Việt – Mỹ bình thường hóa: Đổi hồ sơ người Mỹ mất tích lấy việc dỡ một phần cấm vận”, tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước có sự đóng góp rất quan trọng của chuyên gia Bùi Kiến Thành.
Ông Thành chính là người xúc tiến cho tập đoàn AIG đầu tư vào Mỹ cũng như “ngoại giao con thoi” để mở đường cho Việt Nam gia nhập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Thời gian khi trở về Việt Nam, ông Bùi Kiến Thành được sắp xếp để gặp Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Hai người ngồi trò chuyện ở căn nhà gần cổng vào vườn cây Phủ chủ tịch phía đường Hoàng Hoa Thám. Có lúc, cuộc trò chuyện có thêm vài người ngồi nghe, chẳng hạn như Trưởng ban việt kiều trung ương Nguyễn Ngọc Trân, thư ký thủ tướng Vũ Đức Đam hoặc thành viên Ban tiền tệ Nguyễn Thiệu…
Một hôm, ông Võ Văn Kiệt đem bản đồ Á Đông ra nói chuyện với ông Bùi Kiến Thành. Ông Kiệt muốn ông Thành tìm một tập đoàn Mỹ thật lớn, sang đầu tư tại Hải Phòng.
Ngày 14/12/1993, Phòng quan hệ kinh tế đối ngoại của Hải Phòng, dưới sự ủy quyền của UBND Hải Phòng, đã tổ chức buổi thảo luận với ông Bùi Kiến Thành. Theo đó, hai bên thỏa thuận rằng ông Bùi Kiến Thành sẽ tìm kiếm các nhà đầu tư và ngân hàng để thực hiện những nghiên cứu cần thiết về chương trình đầu tư và tài trợ cũng như các dự án phát triển, đặc biệt là cho các dự án về cơ sở hạ tầng: 200km2 đảo Cát Bà để làm du lịch và thương mại tự do, phát triển cơ sở hạ tầng ở 1.200ha khu chế xuất Đình Vũ…
Trùng hợp thời gian đó, tập đoàn bảo hiểm AIG đang thăm dò việc trở lại thị trường Việt Nam. Thông qua Marius Belle - người trước đây làm Phó giám đốc AIU Far East có trụ sở tại Hong Kong, người từng qua giúp Bùi Kiến Thành khi ông còn ở Sài Gòn (ông Bùi Kiến Thành từng làm việc cho AIU-tiền thân của AIG) - AIG muốn mời ông Thành làm cố vấn thường trú cao cấp.
AIG mời ông Thành về New York để bàn về việc xin giấy phép hoạt động cho AIG tại Hà Nội. Sau này, ông Bùi Kiến Thành đề xuất AIG tư vấn và đào tạo giúp Việt Nam thành lập Công ty tái bảo hiểm Việt Nam.
Năm 1992, AIG mở ra Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng châu Á, mục tiêu ban đầu là gây quỹ 500 triệu USD nhưng vừa mở ra đã được đăng kí tới 2 tỷ USD.
Ông Bùi Kiến Thành đem tài liệu kế hoạch phát triển khu công nghiệp Đình Vũ qua Mỹ trình bày với Chủ tịch AIG là Maurice R. Greenberg. Chưa đầy 15 phút, Chủ tịch AIG đã gật đầu đồng ý làm. Tin bay về Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt rất mừng, lãnh đạo Hải Phòng cũng hồ hởi.
AIG gửi một đoàn từ Mỹ, một đoàn từ Thái Lan qua Việt Nam. Họ thuê một chiếc trực thăng của quân đội đưa cả đoàn từ Hà Nội xuống Hải Phòng họp với lãnh đạo thành phố. Trong lúc phái đoàn đi tham quan đảo Cát Bà, ông Bùi Kiến Thái (con trai ông Bùi Kiến Thành) giúp Sở kinh tế đối ngoại soạn một bản ghi nhớ hợp tác (MOU). 15h ngày hôm đó, bản MOU được kí. Trực thăng đưa phái đoàn quay về Hà Nội. Tất cả diễn ra chỉ trong 1 ngày.
AIG là tập đoàn tài chính bảo hiểm lớn nhất của Mỹ khi đó và do người Do Thái quản trị. AIG kí hợp đồng với Việt Nam đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ và cộng đồng Do Thái bật đèn xanh cho các tập đoàn kinh tế khác vào Việt Nam. Tới lúc đó, một số tập đoàn của Nhật, Đài Loan mới dám vào.
Biển Hải Phòng là nơi Mỹ phong tỏa bằng hàng nghìn trái mìn để cấm vận Việt Nam. Sau khi đạt thỏa thuận với AIG, Mỹ đưa tàu rà mìn vào thu nhặt hết mìn ở đó.
Ông Bùi Kiến Thành đánh giá: “Việc AIG đầu tư khu công nghiệp Đình Vũ mang ý nghĩa then chốt trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ”.
Tháng 5 năm 1994, The Wall Street Journal và công ty sở hữu nhật báo này là Dow Jones & Company mời Phó thủ tướng Trần Đức Lương (sau này là Chủ tịch nước) cùng phái đoàn gồm nhiều bộ trưởng, thứ trưởng sang Mỹ tham gia diễn đàn về phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một Phó thủ tướng Việt Nam sang thăm và làm việc tại Mỹ kể từ lúc bắt đầu cấm vận.
Trong chuyến đi này, ông Bùi Kiến Thành đã sắp xếp cho phái đoàn của Phó thủ tướng Trần Đức Lương làm việc với hai tập đoàn đầu tư lớn nhất nước Mỹ thời điểm đó là Morgan Stanley và Goldman Sachs. AIG đã mời cơm trưa phái đoàn Việt Nam tại trụ sở của họ.
Ông Bùi Kiến Thành tới nói chuyện với Andy Rothman, phụ trách Phòng Việt Nam – Bộ Ngoại giao Mỹ.
Rothman khuyên Việt Nam gia nhập một diễn đàn chuẩn bị mở là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Diễn đàn này có cả Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Australia, Hàn Quốc…
Để tham gia ARF, Việt Nam cần có người giới thiệu. Nhưng tới bấy giờ, Việt Nam vẫn chưa được ai giới thiệu mà có được giới thiệu cũng chưa chắc được chấp thuận.
Ông Bùi Kiến Thành kể lại: “Không phải ngẫu nhiên họ (Rothman – Bộ Ngoại giao Mỹ) khuyên mình vậy đâu. 50% hàng hóa trên thế giới chạy qua Biển Đông. Bao nhiêu thuyền bè của Mỹ chạy qua khu vực đó. Người ta cũng có ý định kéo Việt Nam vào nhưng chưa có cái móc nào. Họ nói ông Thành hãy truyền đạt lại với chính phủ Việt Nam rằng họ sẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập ARF nhưng không tuyên bố công khai vì chưa có quan hệ ngoại giao. Việt Nam hãy nhờ cậy tới tổng thống Suharto của Indonesia giới thiệu vào. Chính phủ Mỹ sẽ có thông điệp riêng đối với tất cả rằng không phản đối việc Việt Nam gia nhập”.
Tối đó, tại khách sạn Washington, ông Bùi Kiến Thành viết tay báo cáo trên 2 trang giấy nhờ Phó thủ tướng Trần Đức Lương chuyển về cho ông Võ Văn Kiệt.
“Chính phủ không ai tin nổi. Chuyện tày trời mà ông Bùi Kiến Thành qua nói chuyện với Bộ Ngoại giao Mỹ một lần là giải quyết xong vấn đề. Chính phủ vui mừng khôn xiết. Đó là một thành công chưa từng có về ngoại giao”…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.