Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Như VietnamFinance đã thông tin trong bài viết “Cuộc chơi địa ốc của ông chủ Việt Mỹ Group Lê Vĩnh Phúc: Những chuỗi dài thua lỗ”, Việt Mỹ Group hiện đang là một cái tên nổi lên trên thị trường bất động sản miền Bắc, nhất là khi dự án Ivory Villas & Resort (Hòa Bình) được quảng bá rầm rộ.
Tuy nhiên, cuộc chơi của ông Lê Vĩnh Phúc – chủ tịch Việt Mỹ Group, không phải chỉ ở riêng trong lĩnh vực địa ốc. Hệ sinh thái mà doanh nhân này gây dựng bao hàm thêm ít nhất 3 lĩnh vực khác.
Về y tế, Việt Mỹ Group có Công ty Cổ phần Đầu tư Forincons. Doanh nghiệp này thành lập tháng 4/2008 với vốn điều lệ 60 tỷ đồng, gồm 9 cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2019, danh sách cổ đông cá nhân chỉ còn ông Trịnh Ngọc Phan – chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu 13%. CEO Lê Doãn Thắng không nắm giữ bất cứ cổ phần nào với tư cách cá nhân.
Forincons được biết tới là doanh nghiệp đầu tư các thiết bị công nghệ cao phục vụ trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động khác như: đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, dịch vụ dinh dưỡng tại bệnh viện, dược phẩm, gói khám tầm soát ung thư và telemedicine thông qua các công ty con và công ty liên kết khác.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy Đầu tư Forincons làm ăn khá tốt trong những năm gần đây khi duy trì được doanh thu và lợi nhuận ròng tương đối ổn định.
Cụ thể, về doanh thu, Forincons tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 – 2018, lần lượt là: 43,8 tỷ đồng, 52,2 tỷ đồng và 59,2 tỷ đồng. Biến động chỉ xảy ra vào năm 2019 khi doanh thu giảm mạnh xuống 47,5 tỷ đồng.
Tuy vậy, lợi nhuận ròng của công ty dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động doanh số. Trong suốt 4 năm của giai đoạn trên, Forincons luôn có lãi ròng ở mức khoảng 23 tỷ đồng, cá biệt năm 2018, lãi ròng tăng lên 27 tỷ đồng.
Về tài sản, tổng tài sản của công ty tăng đều đặn qua các năm, lần lượt là 121 tỷ đồng, 137 tỷ đồng, 157 tỷ đồng và 162 tỷ đồng. Tính chung 4 năm, tổng tài sản đã tăng 34%.
Tài trợ chính cho sự gia tăng của tổng tài sản là vốn chủ sở hữu. Forincons đã tăng vốn khá đều đặn trong giai đoạn trên, từ 67 tỷ đồng (2016) lên 103 tỷ đồng (2018) trước khi giảm xuống 98,6 tỷ đồng (2019). Tựu trung, trong 4 năm, vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng 47%.
Nợ phải trả của công ty tăng không đáng kể, trong 4 năm chỉ tăng thêm chưa tới 10 tỷ đồng, cán mốc 63,6 tỷ đồng (2019). Điều này khiến hệ số nợ/vốn chủ sở hữu luôn được duy trì ở mức rất thấp, đồng nghĩa với dư địa vay mượn vẫn còn hết sức rộng rãi.
Cùng chung gốc với Đầu tư Forincons trong lĩnh vực y tế của Việt Mỹ Group là Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Y tế Hà Nội. Doanh nghiệp này thành lập tháng 10/2016, hiện có vốn điều lệ 22,5 tỷ đồng do ông Lê Doãn Thắng (CEO của Đầu tư Forincons) làm giám đốc với tỷ lệ sở hữu 40%. Trong khi đó, ông Trịnh Ngọc Phan (Chủ tịch Forincons) đã thoái vốn, còn bà Nguyễn Thị Chung nắm 20%.
Thành lập khá muộn so với Forincons nên Thương mại và Đầu tư Y tế Hà Nội chỉ thực sự bứt tốc trong giai đoạn 2018 – 2019 khi doanh thu đạt lần lượt là 17,8 tỷ đồng và 19,6 tỷ đồng. Trước đó, năm 2016, công ty không ghi nhận doanh thu còn năm 2017 chỉ vỏn vẹn 149 triệu đồng.
Tuy vậy, lãi sau thuế của công ty có sức bật sớm hơn. Ngoại trừ 2016 báo lỗ 50 triệu đồng, các năm sau đó, công ty đều đặn ghi nhận lãi tốt, lần lượt là: 1,79 tỷ đồng, 1,83 tỷ đồng và 3,9 tỷ đồng.
Về tài sản, tổng tài sản của Thương mại và Đầu tư Y tế Hà Nội tăng trưởng khá mạnh, từ 6 tỷ đồng (2016) lên 46,7 tỷ đồng (2019), tức tăng gấp 7,7 lần. Nợ phải trả đến hết năm 2019 duy trì ở ngưỡng 20 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu là 26,5 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực sản xuất – thương mại, đại diện của Việt Mỹ Group là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp An Trường Thịnh. Công ty này thành lập tháng 8/2011, do ông Ngô Quang Trường nắm giữ đa số với tỷ lệ 87,5%. Trong khi đó, vị trí giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật được giao cho bà Nguyễn Thị Phương Lê, người nắm tỷ lệ sở hữu 12,5%.
Có trụ sở tại Yên Phong, Bắc Ninh, An Trường Thịnh có doanh thu khá tốt, khi liên tục tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, nếu năm 2016, công ty chỉ có 6 tỷ đồng thì năm 2017 đã tăng lên 10,3 tỷ đồng, năm 2018 vọt lên 22,1 tỷ đồng và năm 2019 tăng tiếp lên 26,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trái ngược với sự dày dặn của doanh thu, lãi sau thuế của An Trường Thịnh lại rất mỏng và trồi sụt liên tục, lần lượt là: 42 triệu đồng, 14,7 triệu đồng, 113,2 triệu đồng và 14,2 triệu đồng.
Về tài sản, tính đến hết năm 2019, An Trường Thịnh có quy mô 24,6 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm kết năm 2016. Tài trợ chủ yếu cho sự gia tăng của tài sản là nợ phải trả, khi vốn chủ sở hữu của công ty này ổn định ở ngưỡng 7,5 – 7,8 tỷ đồng. Như vậy, trong giai đoạn 2018 – 2019, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty luôn trên 2 lần.
Một doanh nghiệp khác trong mảng sản xuất – thương mại của Việt Mỹ Group là Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Interseco Việt Nam. Thành lập tháng 9/2021, Interserco Việt Nam được đại diện theo pháp luật bởi Chủ tịch Trịnh Bích Hồng. Cổ đông cá nhân khác là Nguyễn Khắc Hiếu (18,15%).
Trái ngược với An Trường Thịnh, Interserco Việt Nam có kết quả kinh doanh đáng thất vọng khi liên tục đi giật lùi trong suốt giai đoạn 2016 – 2019. Cụ thể, về doanh thu, từ 19,7 tỷ đồng (2016), công ty chỉ còn 7,8 tỷ đồng (2019), tức giảm 60%. Lãi sau thuế ít ỏi và “lụi” dần qua các năm, từ 3,7 tỷ đồng xuống 1,19 tỷ đồng, tức giảm 66%.
Tài sản của công ty cũng ở trong xu hướng đi xuống, từ 93,8 tỷ đồng xuống 73,5 tỷ đồng, tương đương giảm 21%, chủ yếu do cải thiện được nợ phải trả (giảm 78%).
Ở lĩnh vực môi trường, Việt Mỹ Group có Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ xuất nhập khẩu Minh Phong. Công ty này thành lập tháng 4/2016, đóng tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đại diện theo pháp luật của công ty là Kiều Ngọc Khanh, người nắm giữ 30% vốn. Trong khi đó, ông Lê Vĩnh Phúc – chủ tịch Việt Mỹ Group, nắm 50%, ông Kiều Minh Tiến nắm 20% còn lại.
Minh Phong có kế quả kinh doanh còn “thảm hại” hơn cả các công ty nói trên, khi doanh thu về 0 trong giai đoạn 2018 – 2019, còn lãi sau thuế là những chuỗi âm liên tiếp hoặc thấp đến mức không đáng để nhắc đến.
Điều đáng kể duy nhất của doanh nghiệp này là màn tăng vốn chủ sở hữu đột ngột từ 2,4 tỷ đồng (2016) lên 598,8 tỷ đồng (2017) và tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo…
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.