Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (một trong 5 người thuộc Hội đồng xét xử), cho biết đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện để phiên tòa diễn ra.
Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, phiên xét xử ông Đinh La Thăng là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới, có hiệu lực từ 1/1/2018. Vì vậy, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử, theo TPO.
Về mặt nội dung, thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết biết một điểm mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 là chú trọng, đảm bảo quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng.
"Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời đảm bảo quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo", thẩm phán Trương Việt Toàn nói.
Về hình thức xét xử, ông Trương Việt Toàn cũng cho biết phiên tòa sẽ không vành móng ngựa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân ngồi đối diện các luật sư.
Ngoài ra, ông Trương Việt Toàn cũng khẳng định Hội đồng xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm sẽ đảm bảo tối đa tính độc lập, tuân thủ theo pháp luật. Các phóng viên đưa tin phiên tòa sẽ được bố trí một hội trường riêng để tác nghiệp.
Mới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sắp xếp phòng xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm vào ngày 8/1 theo đúng quy định mới.
Đồng thời, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho biết có tất cả 44 luật sư tham gia phiên tòa, trong đó có 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng và 9 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Hội đồng xét xử phiên tòa gồm 5 người: hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.
Do tính chất nghiêm trọng của vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí thêm một thẩm phán dự khuyết, hai hội thẩm nhân dân dự khuyết tham dự phiên tòa.
Ba kiểm sát viên gồm: Đào Thịnh Cường (Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội), Nguyễn Minh Đồng (Kiểm sát viên cao cấp), Nguyễn Mạnh Thường (Kiểm sát viên cao cấp) thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí hai kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.
Như VietnamFinance đã thông tin, ngày 25/12, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐTV PVN) về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án xảy ra tại PVC liên quan đến dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.
Ngày 28/12, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Chỉ trong vòng 3 ngày, ông Đinh La Thăng đã bị truy tố về 2 vụ án khác nhau với cùng tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 464/2017/HSST-QĐ về việc đưa ra xét xử bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại PVC vào ngày 8/1/2018.
Trong vụ án này, có tổng số 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, 12 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999; Có 8 bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" theo Điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.