'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử nghị án và dự kiến sẽ tuyên án vào chiều 14/9.
Trải qua bốn ngày xét xử, phiên tòa được ghi nhận với những chuyển biến tích cực của các bên tham gia tố tụng. Những chuyển biến đó được thể hiện ở sự điều hành hợp lý, sáng tạo của Hội đồng xét xử; sự ghi nhận, điều chỉnh phù hợp của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân; và trên hết là sự thành khẩn, ăn năn hối cải của các bị cáo tại phiên tòa.
Tại phần xét hỏi, Hội đồng xét xử đã cho trình chiếu các clip nêu tóm tắt toàn bộ quá trình tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức; hành vi sai phạm của các bị cáo vào rạng sáng 9/1/2020 dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh. Trong đó có các đoạn clip dẫn chứng lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra.
Điều đáng nói, những lời khai này đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong lời khai của chính các bị cáo tại phiên tòa. Qua đó, nhiều bị cáo đã tự nhận thức sai phạm, thừa nhận hành vi phạm tội và xin được Hội đồng xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Chiều 7/9, trình bày tại tòa, bị cáo Bùi Viết Hiểu khai về nguồn gốc đất ở đồng Sênh và bị cáo cho một phần trong đó là đất nông nghiệp. Trước lời khai này, Hội đồng xét xử đã cho trình chiếu clip lời khai của bị cáo Hiểu tại cơ quan điều tra và công bố đơn của bị cáo Hiểu gửi Hội đồng xét xử sáng 7/9, ngay trước khi bắt đầu phiên tòa. Trong đó, bị cáo Hiểu xin được giảm nhẹ tội, đồng thời nêu rõ việc bị cáo đã ký bàn giao đất, nhận đủ tiền bồi thường và thừa nhận đất đồng Sênh là đất quốc phòng. Sau sự đối chiếu này, sáng 8/9, bị cáo Hiểu đã xin lỗi Hội đồng xét xử vì đã khai sai về nguồn gốc đất ở đồng Sênh.
Tiếp đó, bị cáo Hiểu khai, bị cáo tích cực tham gia “Tổ đồng thuận” nhằm mục đích phòng chống tham nhũng tại địa phương. Tuy nhiên, khi Hội đồng xét xử công bố clip lời khai của bị cáo Hiểu tại cơ quan điều tra, trong đó bị cáo lại khai cảm thấy mệt mỏi, muốn xin ra khỏi “Tổ đồng thuận”, nhưng Lê Đình Kình cản: “đã trót đâm lao thì phải theo lao” nên bị cáo tiếp tục tham gia cùng nhóm này. Trước mâu thuẫn đó, bị cáo Hiểu đã phải thừa nhận lời khai tại cơ quan điều tra là đúng sự thật.
Tại Tòa, bị cáo Hiểu tiếp tục khai tối 8/1/2020 bị cáo lên nhà Lê Đình Kình ngủ vì lo sợ “xã hội đen” sẽ thuê người bắt cóc, nên tới đó để “lánh nạn”. Nhưng lời khai trong clip trình chiếu tại tòa, bị cáo Hiểu lại khai do Lê Đình Công gọi sang nhà Lê Đình Kình ngủ nên bị cáo đi. Trước sự mâu thuẫn này, sáng 8/9, bị cáo Hiểu xin khai lại và thừa nhận sự thật là do Lê Đình Công gọi sang nhà Lê Đình Kình ngủ nên bị cáo Hiểu đi. Bị cáo Hiểu xin lỗi Hội đồng xét xử về những lời khai này và mong cho bị cáo hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Trước tòa, bị cáo Lê Đình Chức khai nhận đã thực hiện các hành vi là nguyên nhân trực tiếp khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh như: sử dụng tuýp sắt có gắn dao bầu chọc nhiều lần vào lực lượng công an; chỉ đạo Lê Đình Doanh mang chậu xăng lên đổ xuống hố - nơi có 3 cán bộ, chiến sĩ công an rơi xuống. Đồng thời, bị cáo Chức cũng khai nhận bản thân là người nhiều lần đổ xăng xuống hố.
Ngoài lời khai của bị cáo Chức, Hội đồng xét xử đã cho trình chiếu các hình ảnh, clip diễn biến đêm xảy ra vụ án. Bị cáo Chức đã thừa nhận trong đó có hình ảnh của mình sử dụng các loại hung khí chống đối lực lượng công an.
Trong phần tranh tụng, một số luật sư đặt câu hỏi về nguồn gốc các clip trình chiếu tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho biết những clip này được lấy từ 2 nguồn: Một nguồn công khai do các cơ quan báo chí, phóng viên phỏng vấn và đã công chiếu trên truyền hình cho nhân dân cả nước đều biết, có giá trị chứng minh nên Cơ quan điều tra đã thu thập; một nguồn khác được thực hiện trong quá trình hỏi cung, ghi lời khai của các bị cáo theo quy định tại Điều 183 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, có thể ghi âm, ghi hình song song với ghi lời khai trong các bút lục của hồ sơ.
Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố 29 bị cáo, trong đó có 25 bị cáo bị truy tố về tội “Giết người”. Đánh giá tổng thể quá trình xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát nhận thấy hành vi của 25 bị cáo này có đủ căn cứ cấu thành tội “Giết người” thông qua việc góp tiền mua lựu đạn, mua xăng, làm bom xăng, làm bùi nhùi tẩm xăng… tấn công lực lượng chức năng. Cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố các bị cáo này về tội “Giết người” là có căn cứ pháp luật.
Riêng đối với 19 bị cáo gồm: Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Quân, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Thị Nối, Trần Thị La, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Xuân Điều, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị Đục, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan, Nguyễn Văn Trung, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng hầu hết các bị cáo này là nông dân, khi nghe Kình, Công và Hiểu lôi kéo kích động, hứa sẽ được chia đất nên đã tham gia “Tổ đồng thuận”, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự trị an tại địa phương.
Từng người trong nhóm 19 bị cáo này đã tham gia thực hiện tội phạm ở từng giai đoạn và từng mức độ nhất định. Trong đó, có bị cáo làm thủ quỹ, đưa tiền, góp tiền mua xăng, mua lựu đạn; có bị cáo trực tiếp làm bom xăng, bùi nhùi, xăng, mua pháo sáng, chuẩn bị gạch đá; có bị cáo tham gia vận chuyển, chuẩn bị công cụ phương tiện để giúp sức cho nhóm của Công thực hiện hành vi giết người.
Qua xét hỏi công khai tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng các bị cáo này đã cơ bản biết rằng vì nhận thức pháp luật hạn chế, do được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Xét về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh.
Do vậy, Viện Kiểm sát đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng nhân đạo của Nhà nước, để áp dụng tội danh nhẹ hơn và theo đó có áp dụng hình phạt nhẹ dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với một số bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.
Trên cơ sở đó, căn cứ vào Điều 319 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo có tên nêu trên từ tội “Giết người”, sang tội “Chống người thi hành công vụ” và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt, để các bị cáo thấy được sự khoan hồng của pháp luật, yên tâm cải tạo, tu dưỡng thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
Xuyên suốt phiên tòa, trải dài từ phần xét hỏi đến tranh tụng, tất cả các bị cáo đều nhận ra sai phạm, thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật và mong được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt, hưởng khoan hồng của pháp luật. Không có bị cáo nào kêu oan, hoặc cho rằng hành vi của mình là không vi phạm pháp luật. Đa số các bị cáo đều bày tỏ sự ăn năn hối hận, xin lỗi gia đình 3 cán bộ, chiến sĩ công an đã hy sinh.
Quá trình tranh tụng, nhiều luật sư bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ vụ án để tiến hành điều tra bổ sung. Đáp lại luận điểm này, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa cho rằng không có cơ sở để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 gia đình bị hại cũng đề nghị Hội đồng xét xử không trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngay cả một số bị cáo cũng chung mong muốn không trả hồ sơ vụ án, bởi với họ, kéo dài thêm thời gian tố tụng trong vụ án này là làm xấu đi tình trạng của họ.
Bị cáo Bùi Văn Tiến khi nói lời sau cùng đã thừa nhận mặc dù không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi sát hại 3 cán bộ, chiến sĩ công an, nhưng bị cáo tự nhận thấy bị cáo cũng có một phần lỗi lầm, mong các gia đình bị hại tha lỗi cho bị cáo và xin được giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo cảm ơn đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đã chuyển tội danh cho bị cáo, cảm ơn các luật sư đã tham gia bào chữa cho bị cáo. Bị cáo mong các luật sư bào chữa không yêu cầu trả hồ sơ vụ án nữa, để bị cáo sớm trở về với vợ con, bị cáo có 3 con còn rất nhỏ, bản thân bị cáo có nhiều bệnh nặng.
Nói lời sau cùng tại phiên tòa, các bị cáo bày tỏ mong muốn được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm quay trở về với xã hội, với gia đình và hứa hẹn sẽ không vi phạm pháp luật. Sáu bị cáo đề nghị các luật sư không tiếp tục bào chữa cho mình nữa, mong muốn được dừng vụ án ở đây. Điều đáng nói, trước phiên tòa sơ thẩm, cả 6 bị cáo này và gia đình bị cáo đều chủ động mời luật sư bào chữa.
Sau khi cảm ơn các luật sư đã tham gia bảo vệ cho mình, bị cáo Lê Đình Doanh xin được dừng, không cần các luật sư bào chữa cho bị cáo nữa. Bị cáo Doanh xin được hưởng khoan hồng của Nhà nước, được trở về làm công dân có ích cho gia đình và xã hội. Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến khẳng định không mời và cũng không cần luật sư bào chữa cho mình.
Bị cáo Bùi Thị Đục thừa nhận đã sai và xin các luật sư dừng bào chữa cho bị cáo, bị cáo hứa sau này sẽ không làm việc gì sai với pháp luật, với Đảng và Nhà nước. Đào Thị Kim, Trần Thị Phượng cảm ơn các luật sư đã bào chữa cho mình, bản thân các bị cáo đã nhận rõ tội lỗi của mình và xin các luật sư không tiếp tục bào chữa cho bị cáo nữa…
Trong một vụ án, để công lý được thực thi đòi hỏi phải có quá trình điều tra, truy tố, xét xử công minh, khách quan, nhưng quan trọng hơn cả là sự thành khẩn của các bị cáo. Tự bản thân mỗi bị cáo cần nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai nhận tội và thức tỉnh lương tâm của mình, để từ đó ăn năn hối cải, thực sự mong muốn sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.