'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Trần Văn Minh sinh ngày 2/4/1955 tại xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. Năm 1973-1978, ông Minh theo học và tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tạo tác thuỷ lợi. Từ năm 1998-2003, ông đảm nhiệm cương vị Giám đốc Sở KHĐT.
Năm 2003, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP và từ tháng 7/2006 - 7/2011, ông giữ chức Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng.
Ông Trần Văn Minh tái đắc cử chức vụ Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2011-2016 tuy nhiên tháng 8/2011 đã được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Ông nghỉ hưu theo chế độ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 (tháng 1/2016).
Trong giai đoạn điều hành của ông Trần Văn Minh, Đà Nẵng đã chứng kiến những bước phát triển đáng ghi nhận.
Thành phố biển miền Trung liên tục được đánh giá cao về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, với vị trí thứ 2 trong các năm 2006-2007 trước khi duy trì vị trí quán quân liên tục trong 3 năm sau đó. Đà Nẵng thời kỳ này được ghi nhận là Thành phố đáng sống. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và các vấn đề an ninh - xã hội được xử lý quyết liệt với chương trình "5 không, 3 có". Năm 2011, Đà Nẵng là thành phố duy nhất của Việt Nam được bầu chọn vào top 10 thành phố bền vững về môi trường của ASEAN.
Tuy vậy, quá trình phát triển nhanh của Đà Nẵng dưới thời ông Trần Văn Minh cũng đã bộc lộ không ít hạn chế, đặc biệt trong vấn đề quản lý đất đai.
Chiều 17/4, Bộ Công an thông báo, liên quan đến vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" của Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Văn Minh, sinh năm 1955, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (2006-2011) về các hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Năm đầu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch của ông Trần Văn Minh, UBND TP. Đà Nẵng và Công ty TNHH Daewon Cantavil của Hàn Quốc ký nguyên tắc thoả thuận xây dựng dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước.
Đây là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Đà Nẵng tại thời điểm đó, với mục tiêu xây dựng tổ hợp cao cấp với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn cho Thành phố.
Từ năm 2007 - 2011, chủ đầu tư hoàn thành giai đoạn 1 lấn biển, tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn nên đơn vị này không tiếp tục xây dựng công trình đô thị lấp biển giai đoạn 2.
Năm 2016, Daewon quyết định chuyển nhượng toàn bộ vốn đã góp vào dự án này cho Công ty CP Nova - Bắc Nam 79 (công ty do ông Phan Văn Anh Vũ - Vũ 'nhôm' góp vốn cùng Novaland).
Năm 2017, Công ty CP Nova - Bắc Nam 79 đổi tên Công ty TNHH Daewon Cantavil thành Công ty TNHH Sunrise Bay. Sau đó, dự án này cũng được đổi tên từ khu đô thị quốc tế Đa Phước thành Dự án khu đô thị The Sunrise Bay Novaland Đa Phước Đà Nẵng. Công ty TNHH The Sunrise Bay do ông Phan Văn Anh Vũ làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Được biết, kết luận Thanh tra Chính phủ cho rằng UBND TP.Đà Nẵng giao Công ty CP Xây dựng 79 (của ông Phan Văn Anh Vũ) 29 ha trong Khu đô thị Đa Phước (vịnh Đà Nẵng) với giá 300.000 đồng/m2 là thấp hơn giá đất TP.Đà Nẵng quy định, thất thu hơn 570 tỉ đồng, nên chuyển Bộ Công an xác minh nếu có dấu hiệu tội phạm thì xử lý.
Số phận siêu dự án Vầng Trăng Khuyết theo đó tiếp tục lận đận khi mà phần lớn vốn góp của Tập đoàn Novaland đã được chuyển nhượng vào tháng 9/2017.
Tháng 9/2017, 31 nhà, đất công sản tại Đà Nẵng có liên quan tới ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ 'nhôm') bị Cơ an an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra.
Theo Báo Người Lao động, phần lớn trong số đó được 'sang tay' cho Vũ 'nhôm' dưới thời ông Trần Văn Minh.
Cụ thể, nhà đất số 100 Bạch Đằng có diện tích sử dụng 246,03 m2 được Công ty CP Du lịch Đà Nẵng xin mua từ chính quyền TP cuối năm 2009. Đầu năm 2010, tên người nhận quyền sử dụng đất được chuyển sang cho người thân của Vũ 'nhôm'.
Tại đất 20 Bạch Đằng có diện tích 1.331,4 m2, Công ty CP Cung ứng tàu biển xin mua vào tháng 3/2009 sau đó cũng rơi vào tay Vũ 'nhôm' năm 2011.
Về lô đất 34 Hoàng Văn Thụ, tháng 2/2009, Công ty CP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng có công văn xin mua nhà đất. Tháng 7/2009, doanh nghiệp này đề nghị đổi tên đơn vị nhận quyền sử dụng đất là Công ty TNHH IVC (của Vũ 'nhôm').
Trong khi đó, nhà, đất 47 Nguyễn Thái Học thì được Công ty TNHH Minh Hưng Phát (của Vũ 'nhôm') trực tiếp mua với giá 4,268 tỉ đồng. Trong khi đó, nhà, đất 39 Pasteur cũng được Công ty CP Đầu tư Nhất Gia Phúc mua giá 15,160 tỉ đồng rồi chuyển sang cho ông Phan Văn Anh Vũ tháng 10/2011.
Bên cạnh đó, còn có hàng loạt nhà, đất công sản được UBND TP Đà Nẵng bán nằm trong thời kỳ do ông Trần Văn Minh làm chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cũng về tay Vũ 'nhôm', gồm: Nhà, đất tại 7 Bạch Đằng; Nhà, đất 45 Nguyễn Thái Học; Nhà, đất 49 Nguyễn Thái Học; Nhà, đất tại số 02 Hải Phòng; Nhà, đất tại 319 Lê Duẩn; Nhà, đất tại 36 Bạch Đằng; Nhà, đất 38 Bạch Đằng.
Ngoài nhà, đất công sản, nhiều dự án được bán cho các công ty của Vũ 'nhôm' hoặc có dính đến Vũ 'nhôm' cũng trong giai đoạn ông Trần Văn Minh làm chủ tịch như Dự án khu đô thị Harbour Ville của Công ty Mega; Dự án Phú Gia Compound, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê ; Khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông (Phú Gia Villa Compound) hay Công viên An Đồn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.