Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Thưa ông, sau khi bộ máy lãnh đạo nhà nước đã được kiện toàn, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đi vào một quỹ đạo phát triển mới với những động lực mới nhưng cũng nhiều khó khăn thử thách mới. Ông đánh giá thế nào về những nỗ lực của Chính phủ mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Ông Vũ Tiến Lộc: Sau khi thực hiện thành công đại hội Đảng lần thứ XII với chủ trương, biện pháp mới, trong đó đặc biệt là việc chúng ta phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, coi kinh tế tư nhân là động lực, coi doanh nghiệp là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau khi thành lập Chính phủ mới thì Thủ tướng đã gặp doanh nghiệp với tư cách là một giới chức xã hội đầu tiên. Không phải ngẫu nhiên mà chọn chính dịp 30/4-1/5 để tổ chức việc đó tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh là nơi chúng ta cắm cờ để kết thúc chiến tranh để thống nhất hoàn toàn đất nước.
Việc Thủ tướng gặp doanh nghiệp vào ngày 30/4 và 1/5 tại Dinh Thống nhất với hàm nghĩa tạo ra sự thống nhất và cải cách trong giai đoạn mới, cải cách phải làm với tinh thần thần tốc và táo bạo. Thực tế Chính phủ mới cũng làm với tinh thần như vậy.
- Là người đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, theo ông đâu là động thái chính sách nào đáng chú ý nhất từ Chính phủ trong thời gian qua?
Sau cuộc gặp doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 35, nghị quyết đầu tiên về phát triển doanh nghiệp, về khởi nghiệp của Việt Nam. Nghị quyết này cũng được xây dựng với tốc độ thần tốc, chỉ trong hơn 2 tuần sau khi Thủ tướng gặp doanh nghiệp. Chiều 29/4, Chính phủ họp và bàn về nội dung của nghị quyết thì ngày 16/5, sau hơn 2 tuần Chính phủ ra nghị quyết về phát triển doanh nghiệp.
Trong quá trình xây dựng nghị quyết có nhiều ý kiến băn khoăn là chúng ta ra một nghị quyết về phát triển doanh nghiệp nó phải đồng bộ, toàn diện, cần có thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng, xây dựng một cách bài bản. Thủ tướng đã quyết định với tinh thần không cầu toàn, phải làm ngay.
Tôi kiến nghị mỗi năm có một Nghị quyết 35, lần này cứ làm, sang năm lại bổ sung, sửa đổi nếu thấy có những điều cần để tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp. Cũng giống như Nghị quyết 19, mỗi năm đều có một Nghị quyết 19, trên nền tảng cũ nhưng tiếp tục thúc đẩy theo định hướng mới.
Đây cũng là lần đầu tiên trong nghị quyết của Chính phủ đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp, phấn đấu tới 2020 chúng ta có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Đất nước ta có khoảng trên 500 ngàn doanh nghiệp và mục tiêu phải nâng gấp đôi.
Trong 30 năm đổi mới chúng ta có 500.000 doanh nghiệp, làm sao trong 4 - 5 năm chúng ta phải có gấp đôi số doanh nghiệp. Trong quá trình bàn rất băn khoăn, Thủ tướng quyết định phải đạt được mục tiêu này trên cơ sở phân tích khoa học và thực tiễn, không phải quyết tâm chính trị suông.
- Lần đầu tiên sau khi gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ra thông điệp về Chính phủ hành động, Chính phủ liêm chính, Chính phủ kiến tạo. Tinh thần này đã và đang được thể hiện như thế nào?
Tinh thần xuyên suốt của Nghị quyết 35 là xây dựng một Chính phủ kiến tạo. Chính phủ kiến tạo không phải là sáng kiến của Việt Nam, là khái niệm của thế giới. Thực ra chúng ta đi con đường chung của thế giới, xây dựng Chính phủ theo hướng đó. Tôi nghĩ mọi chính phủ của nền kinh tế hiện đại đều được xây dựng theo hướng chính phủ kiến tạo. Nếu chính phủ quản lý, chính phủ cai trị sẽ không có được nền kinh tế phát triển.
Lần đầu tiên trong nghị quyết Chính phủ đã khẳng định quan điểm rất rõ ràng là thay đổi quan điểm giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa doanh nhân và công chức, như trên ta nói là bạn đồng hành, đồng chí, không phải người cai trị và kẻ bị cai trị, người quản lý và người bị quản lý, không phải là quan hệ xin cho.
Trong nghị quyết này khẳng định rõ doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, cái này rất gần nhưng vẫn còn xa so với quan điểm của Bác Hồ, theo đó chính quyền là công bộc, cán bộ là công bộc của dân.
Hiện nay trong bộ máy hành chính có người làm bằng tâm, thực hiện trách nhiệm đối với doanh nghiệp, nhưng cũng có người hành hạ doanh nghiệp, gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp, cũng có cán bộ hoàn thành với bổn phận, chức trách của mình không phải bằng cái tâm. Thủ tướng gần đây cũng nhắc nhiều từ "liêm chính", xây dựng Chính phủ liêm chính.
Tôi hơi tiếc là trong Nghị quyết 35 không có từ này, chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải liêm chính nhưng thiếu mất Chính phủ liêm chính. Nếu làm phiên bản mới thì tôi đề nghị đề cái đó vào. Gần đây Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh và điều đó rất được lòng dân.
- Thưa ông, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã và đang được tiến hành từ nhiều năm nay. Trong bối cảnh mới, vấn đề này sẽ được thúc đẩy như thế nào?
Việt Nam vẫn đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu trở thành một trong 3 nền kinh tế có sức cạnh tranh về môi trường kinh doanh hàng đầu của ASEAN, dù hiện nay ta đang ở nhóm cuối. Năm nay cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu vào nhóm 4, chắc Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, nhóm 3 là Singapore, Maylaysia, Việt Nam, cố gắng trở thành nhóm 3 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh tốt nhất ASEAN. Cái gì ASEAN làm tốt nhất thì áp dụng vào Việt Nam, mà không chỉ có ASEAN cả thế giới.
Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn điều hành còn nêu một số lĩnh vực không chỉ ASEAN mà phải vươn tới hàng đầu trên thế giới. Ví dụ lĩnh vực hải quan. Thực ra chúng ta tham dự TPP là sân chơi đẳng cấp cao nhất của toàn cầu, cho nên cải cách hành chính và môi trường kinh doanh phải làm tinh thần như vậy.
Cách làm cũng đơn giản, xem các nước làm thế nào mình học theo, quy trình, công nghệ, thủ tục như thế nào. Trong thuế, hải quan các đồng chí phấn đấu 97-100% kê khai thuế qua mạng, nộp thuế qua mạng, hoàn toàn có khả năng thực hiện được, không phải là điều quá xa vời. Đây là điều Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện.
Tôi xin nói thêm môi trường đầu tư kinh doanh được quyết định rất lớn bởi thể chế, quyết tâm cải cách hành chính và sự vận hành của bộ máy. Năm 2014, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp doanh nghiệp, có nói đại ý Thủ tướng rất nóng ruột nhưng càng xuống dưới thì càng nguội dần, xuống cấp bộ thì nguội một tý, xuống cấp địa phương thì nguội thêm một tý, xuống cấp địa phương càng nguội, xuống đến chuyên viên ở dưới coi như không có gì xảy ra, cải cách như thế thì không được.
Làm sao Bí thư, Chủ tịch phải hiện thân trong từng công chức. Thách thức lớn nhất của Chính phủ không chỉ nằm ở Chính phủ trung ương, mà là của chính quyền địa phương, theo đó phải tạo chuyển biến của đội ngũ cán bộ, các công chức ở từng cơ sở, quận, huyện, xã, phường.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.