Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ở Việt Nam, ngành dầu khí đã trải qua chặng đường gần 60 năm kể từ khi Đoàn thăm dò dầu lửa 36 ra đời năm 1961. Đó là thế hệ đầu tiên "những người đi tìm lửa" hầu như với hai bàn tay trắng.
Đến năm 1986, tấn dầu thô đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ - thuộc Liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới.
Thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam với muôn vàn khó khăn, gạo không đủ ăn, xăng dầu không đủ tiền để nhập thì nông dân sản xuất đủ gạo để ăn và xuất khẩu, ngành dầu khí khai thác được dầu để xuất. Đó là thời khắc lịch sử không thể nào quên của đất nước.
Từ năm 1990, cũng là thời điểm PVN khoác cái áo "Tổng công ty" và không lâu sau đó (1992) được tách ra khỏi Bộ Công nghiệp nặng (trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng), PVN được trao một số quyền tự chủ nhất định và tự trang trải các chi phí hoạt động, mặc dù ngân sách còn khiêm tốn.
Không thể phủ nhận rằng, trải qua chặng đường gần 60 năm với bao chông gai, PVN đã có bước trưởng thành để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của quốc gia. PVN đã có một vị trí quan trọng, là một mũi nhọn trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước năm 2014, nếu không kể ngành dầu khí, thu từ ngân sách của tất cả các doanh nghiệp Nhà nước còn lại chỉ chiếm khoảng 15-16%, mức đóng góp của PVN cũng cao hơn rất nhiều so với đóng góp từ tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.
Tính đến hết năm 2016, PVN đã ký kết 106 hợp đồng dầu khí với các công ty trong và ngoài nước, trong đó có 62 hợp đồng dầu khí còn hiệu lực gồm các hợp đồng đang trong giai đoạn khai thác, hợp đồng đang trong giai đoạn chuẩn bị phát triển và 37 hợp đồng đang trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò.
Ngoài các hoạt động thăm dò khai thác ở trong nước, từ năm 2003 đến hết năm 2015, PVN chính thức đầu tư góp vốn tham gia vào 29 dự án thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài trong đó có 20 dự án đang còn hiệu lực.
Kể từ khi xuất bán tấn dầu thô đầu tiên của mỏ Bạch Hổ vào tháng 4/1987, đến nay PVN đã xuất bán tổng cộng 355 triệu tấn, thu về 145 tỷ USD, đóng góp đáng kể cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Trong năm 2016, PVN đã nộp ngân sách Nhà nước 90.200 tỷ đồng, vượt 10.000 tỷ đồng (vượt 12,5%) so với kế hoạch năm.
Dù vậy, sau nửa thế kỷ, PVN và ngành dầu khí lại đang khó khăn. "Có thể nói, từ ngày thành lập ngành cho đến nay chưa bao giờ sóng gió lại dữ dội như bây giờ", đây là nhận định của Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San trong bối cảnh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang trở thành "tâm điểm của khủng hoảng, là tâm bão của dư luận".
Chiều 12/10, tại Trụ sở Chính phủ, trong buổi làm việc về sự phát triển của ngành dầu khí, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng từ năm 2015 đến nay, PVN gặp nhiều khó khăn, "có nhiều chuyện không vui".
"Chuyện không vui" về nhân sự là một trong những khó khăn chủ quan nhìn thấy rõ của PVN. Kể từ mùa thu năm nay, PVN phải hứng chịu những cơn sóng gió lớn chưa từng có. Đứng đầu danh sách những tập đoàn có nhiều lãnh đạo mất chức nhất, PVN có tới 3 vị chủ tịch liên tiếp bị bắt đều dính líu tới các đại án kinh tế.
Ngoài ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN), nhiều cán bộ ngành dầu khí cũng dính vòng lao lý trong năm 2016 và 2017.
Áp lực từ những khó khăn của thị trường dầu khí thế giới, việc tìm kiếm, thăm dò ở nước ngoài rất khó khăn; sự cạnh tranh của các tập đoàn dầu khí trên thế giới ngày một khốc liệt từ vướng mắc về chính sách chưa được tháo gỡ; đặc biệt là dư luận tiêu cực của xã hội về sai phạm của một vài cán bộ chủ chốt trong Tập đoàn… tất cả hợp lại thành "cơn giông tố" đối với cán bộ nhân viên PVN và cả ngành dầu khí.
42 năm kể từ ngày thành lập, PVN đang trong cảnh khó khăn vô bờ. Thế nên chỉ chưa đầy 4 tháng, Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn đã phải 2 lần viết "tâm thư" trấn an cán bộ, nhân viên toàn Tập đoàn.
Trong thư, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn nhấn mạnh những diễn biến bất thường ấy "ảnh hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu" của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
"Những yếu tố đó tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và người lao động Dầu khí", thư của lãnh đạo PVN viết.
Tập thể ban lãnh đạo Tập đoàn kêu gọi toàn thể người lao động dầu khí ở tất cả các đơn vị, địa bàn vững vàng, ý chí, nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh của "những người đi tìm lửa" góp phần ổn định và xây dựng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày càng phát triển.
Có ý kiến cho rằng, ông Đinh La Thăng - người từng làm Chủ tịch HĐTV PVN từ năm 2009 đến năm 2011 - là người "châm ngòi hàng loạt sai phạm" và "có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các dự án ở thời kỳ ông làm lãnh đạo Tập đoàn".
"Ai có lỗi người đó chịu, còn PetroVietnam không có lỗi, chỉ có đóng góp", đó là quan điểm của GS. TSKH. Hồ Sĩ Thoảng tại Hội thảo "Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế" hồi tháng 9 khi nhìn nhận về những khó khăn hiện nay của ngành dầu khí Việt Nam.
Lịch sử 42 năm (thành lập Tổng cục) và 56 năm (bắt đầu đi tìm dầu) của ngành dầu khí Việt Nam là một chặng đường lắm vinh quang nhưng cũng đầy gian nan, thử thách. Các thế hệ dầu khí vẫn có thể tự hào với những đóng góp to lớn của mình cho đất nước. PVN luôn luôn giữ vững vị trí là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam kể cả về doanh thu và nộp ngân sách.
Nước mắt, nỗi buồn mà ngành dầu khí đang trải qua đang thử thách bản lĩnh của "những người đi tìm lửa", phải đem hết sức lực và trí tuệ để vượt qua.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.