Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sáng 15/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo trong vụ án "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra. Hôm nay là ngày thứ 8 diễn ra phiên xử với phần đối đáp của Viện Kiểm sát.
Đối với phần bào chữa của bị cáo Đinh La Thăng và các luật sư cho rằng việc chỉ định tổng thầu là theo chủ trương của Bộ Chính trị và được Chính phủ đồng ý, Viện Kiểm sát nói việc này không đúng.
Dẫn Kết luận 41 của Bộ Chính trị cũng như văn bản trả lời của Chính phủ, Viện Kiểm sát khẳng định không có dòng nào cho thấy Bộ Chính trị và Chính phủ đồng ý cho PVN chỉ định PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Văn bản của Chính phủ chỉ nêu việc lựa chọn nhà thầu phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu. Như vậy, PVN đã không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Về vấn đề PVC có gây thiệt hại cho Nhà nước không, các luật sư cho rằng PVC không có thiệt hại vì toàn bộ số tiền này đã được thu hồi. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng cần căn cứ theo quy định của pháp luật xem PVN có được quyền tạm ứng tiền không và PVC có được sử dụng tiền này không?
Thực tế là PVC không có tiền và việc cấp tạm ứng tiền cho PVC là sai. PVC sử dụng tiền sai mục đích hợp đồng là trái quy định của pháp luật. Thiệt hại được tính là thời gian chiếm dụng tiền xảy ra từ tháng 5/2011 đến tháng 3/2012.
Theo Viện Kiểm sát, cơ sở tính thiệt hại bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng tương ứng. Luật quy định nếu tài sản bị xâm hại thì thiệt hại bao gồm cả lợi ích gắn liền với tài sản bị thiệt hại. Ở đây, thiệt hại của vụ án được tính chính là "lợi ích gắn liền" với tài sản.
Do ứng tiền sai mục đích nên PVC không đươc phép sử dụng tiền trước tháng 11/2011, (thời điểm PVC chính thức là tổng thầu của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2).
Theo cáo trạng, thiệt hại trong việc PVC sử dụng sai mục đích số tiền tạm ứng là gần 120 tỷ đồng.
Theo nội dung đối tụng, ông Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận về PVC và cất nhắc giữ các vị trí quan trọng. (Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch HĐQT, Vũ Đức Thuận làm tổng giám đốc).
Biết PVC không đủ năng lực kinh nghiệm nhưng ông Thăng vẫn ưu ái, bỏ qua các quy định để chỉ định PVC làm tổng thầu. Sau đó, ông Thăng chỉ đạo các bị cáo ở PVN và người liên quan ở PVPower ký hợp đồng EPC số 33 để tạm ứng tiền cho PVC trái quy định, tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước.
"Qua đó cho thấy mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ này", đại diện Viện Kiểm sát nói.
Đại diện Viện Kiểm sát đã nêu các luận cứ, chứng cứ chứng minh việc bị cáo bị truy tố như Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nêu là có căn cứ, chính xác.
Theo kiểm sát viên, PVN do Nhà nước quản lý. Nhà nước giao cho PVN mục tiêu là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn tại PVN và vốn PVN đầu tư tại các dự án khác.
Nhà nước giao cho ông Đinh La Thăng là Chủ tịch HĐTV của PVN. Toàn bộ tài sản dù là nhỏ nhất của PVN được nhân dân giao phó, ủy thác cho ông Đinh La Thăng để phát huy giá trị, lợi ích. Nhân dân và nhà nước yêu cầu với các bị cáo phải tuân thủ pháp luật.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phân tích rõ nhưng các luật sư đưa ra một số luận cứ cho rằng bị cáo Đinh La Thăng không có hành vi cố ý làm trái.
"Trên cơ sở tài liệu chứng chứ có trong hồ sơ, một lần nữa tôi khẳng định có căn cứ pháp luật chứng minh hành vi cố ý làm trái của Đinh La Thăng", kiểm sát viên nhấn mạnh.
Kiểm sát viên dẫn chứng 7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng, trong đó tập trung vào hành vi chỉ đạo, lựa chọn tổng thầu PVC sai nguyên tắc.
Bên cạnh đó, kiểm sát viên cũng trích nhiều lời khai của các bị cáo Vũ Đức Thuận, Vũ Hồng Chương, trong đó thừa nhận PVC chưa bao giờ làm tổng thầu dự án nhiệt điện nào có quy mô lớn, độ khó, phức tạp như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; chưa có kinh nghiệm điều hành; việc PVN chỉ định PVC là tổng thầu là trái luật, trái chỉ đạo của Thủ tướng…
"Với các tài liệu này thì có phải bàn gì nữa về hành vi cố ý hay không cố ý, trái hay không trái", kiểm sát viên khẳng định.
Ngoài ra, kiểm sát viên cũng trích nhiều lời khai của bị cáo Phùng Đình Thực (cựu tổng giám đốc PVN), Nguyễn Quốc Khánh (cựu phó tổng giám đốc PVN)… cho thấy dù dự án chưa đủ điều kiện triển khai nhưng 2 bị cáo vẫn đôn đốc PVC ký hợp đồng EPC số 33 theo chỉ đạo thúc ép, bắt buộc khởi công dự án của bị cáo Đinh La Thăng.
"Mối quan hệ giữa chủ tịch HĐTV và tổng giám đốc là ở đây chứ còn đâu nữa", kiểm sát viên nói.
Vị đại diện cơ quan công tố cũng nêu bản thân bị cáo Đinh La Thăng cũng trình bày với Cơ quan An ninh điều tra sau khi bị bắt rằng: do sức ép đảm bảo tiến độ khởi công dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, tôi đã đôn đốc, ép buộc với tất cả các đơn vị trong đó có PVPower.
"Quá rõ rồi, đây là làm sai, cố ý", kiểm sát viên đánh giá rồi công bố thêm một số tài liệu khác chứng minh việc bị cáo Thăng biết không thể ký hợp đồng EPC 33 nhưng vẫn ký.
Đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, phần bào chữa của luật sư trước đó yêu cầu Viện Kiểm sát phải tìm ra chứng cứ chứng minh Thanh chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33 ở chỗ nào, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định: "Xuyên suốt ký hợp đồng, sử dụng tiền tạm ứng bao trùm lên tất cả là vai trò của bị cáo Trịnh Xuân Thanh khi đó đang là chủ tịch HĐQT của PVC".
Đối với hành vi cố ý làm trái của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Viện Kiểm sát trích lời khai của chính bị cáo trong quá trình điều tra: "Bản thân tôi cũng như các thành viên khác, Vũ Đức Thuận... đều nắm được hồ sơ đề xuất của tổng thầu để ký hồ sơ là chưa đủ căn cứ pháp lý".
Lời khai của bị cáo Vũ Đức Thuận cũng thể hiện: "Việc ký hợp đồng 33 là thực hiện theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh, lúc đó PVC đang khó khăn về tài chính".
Còn bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC) khai: "Thời điểm đó, PVC rất cần các khoản vốn, chính vì vậy anh Thanh và anh Thuận nhanh chóng chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33 ngay khi chưa đủ căn cứ pháp lý".
Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát cũng làm rõ việc chỉ đạo sử dụng tiền sai mục đích của các bị cáo tại PVC mà người có vai trò chính là bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.