Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tuần qua, thị trường chứng khoán chịu sức ép rất lớn, đặc biệt là trong phiên thứ Năm (26/10) với mức giảm lên đến hơn 46 điểm. Cụ thể, sau khi bị "đạp" mạnh ngay từ đầu phiên 26/10, chỉ số VN-Index gần như không thể ngóc đầu lên được trước sức ép bán rất lớn suốt cả phiên. Sàn HoSE ghi nhận tới hơn 500 mã giảm, trong đó hơn 110 mã giảm kịch sàn, tập trung nhiều nhất ở nhóm bất động sản.
Kết tuần, VN-Index mất hơn 47 điểm, tương đương 4,3%, xuống 1.060 điểm.
Trong bối cảnh thị trường chịu sức ép mạnh, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã không thể trụ vững. Đầu tiên phải kể đến cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan đã giảm tới 16,2% trong tuần qua. Bên cạnh đó, bộ đôi DCM - DPM cũng lao dốc với mức giảm lần lượt 14,8% và 12,1%, sau khi công bố kết quả kinh doanh quý III/2023 kém khả quan.
Nhóm Vingroup góp mặt 2 đại diện trong danh sách các mã giảm trên hai chữ số trong tuần qua. Cụ thể, VRE giảm tới 13,9% trong khi VHM giảm 11,9%. Đáng chú ý, thị giá VHM đã mất mốc 40.000 đồng/cổ phiếu và xuống dưới giá trị sổ sách (tính đến hết tháng 9/2023, giá trị sổ sách của VHM ở mức khoảng 41.000 đồng/cổ phiếu).
Ngoài các cổ phiếu trên, DHG cũng là cổ phiếu có vốn hóa vạn tỷ giảm sâu, mất 12,5% thị giá sau 1 tuần. Diễn biến này được cho là có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh quý III/2023, khi mức lợi nhuận sau thuế mà "ông lớn" dược phẩm này đạt được chỉ 166 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ quý IV/2019 đến nay.
Ngành dược phẩm cũng có một cổ phiếu khác giảm mạnh, đó là VMD giảm 15,6%.
Nhiều cổ phiếu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu sụt sâu. Theo đó, ANV giảm tới 14,9%, GIL giảm 11,8%, IDI giảm 10,7%. Ngoài ra, cổ phiếu vận tải cũng giao dịch tiêu cực khi VOS giảm 17,1%, HAH và PVT đều giảm 10%.
Nhóm chứng khoán góp mặt 2 cái tên là AGR giảm 10,2% và FTS giảm 10,1%.
Điểm đặc biệt trong đợt giảm lần này là không có sự góp mặt của các cổ phiếu bất động sản có tên tuổi, hầu như chỉ là các cổ phiếu bất động sản vốn hóa cỡ nhỏ.
Nhìn chung, toàn sàn HoSE có trên 30 mã giảm hơn 10% trong tuần, các mã giảm mạnh nhất đều có vốn hóa nhỏ, dưới 600 tỷ đồng, như HU1 giảm 19,9%, VNE giảm 19,6%, FUE giảm 18,5%, SJF giảm 18,4%.
Ở chiều ngược lại, YEG là doanh nghiệp duy nhất có thanh khoản đáng kể ghi nhận mức tăng trên 10% trên sàn HoSE trong tuần qua. Mức tăng thực tế lên đến 22%.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.