Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.
Năm 2010, Tổng công ty Sông Đà đã thành lập thêm một đơn vị thành viên nhằm thực hiện nhiệm vụ ban sơ là triển khai đầu tư dự án "Cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai theo hình thức hợp đồng BOT kết hợp BT", đó là Công ty Cổ phần Sông Đà Hà Nội với vốn điều lệ 40 tỷ đồng.
Thời gian đó, lĩnh vực bất động sản - ngành nghề kinh doanh chính gặp khá nhiều khó khăn do biến động của nền kinh tế trong nước, Sông Đà Hà Nội quyết định mở rộng và chuyển hướng hoạt động sang thi công, xây lắp công trình dân dụng, khởi động bằng các dự án như tham gia thi công tại Tòa nhà Trụ sở Tổng công ty Sông Đà, công trình thủy điện Lai Châu (khoan phun đê quây hạ lưu, gia cố, chống thấm, khoan thoát nước công trình chính...) và gặt hái được những thành công nhất định.
Hồi tháng 10/2014, Sông Đà Hà Nội chính thức được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa 4 triệu cổ phiếu ASD lên thị trường UPCoM với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Động thái này nằm trong tiến trình thoái vốn của Tổng công ty Sông Đà tại Sông Đà Hà Nội. Trải qua một thời gian "trầy trật", cuối cùng Sông Đà Hà Nội cũng bước ra khỏi chiếc bóng của Tổng công ty vào năm 2016, khi 2,2 triệu cổ phiếu ASD (tương đương 55% vốn điều lệ) Tổng công ty đang nắm giữ đã có những "phiếu chủ" mới.
Kể từ đó, không chỉ dịch chuyển về bộ máy tổ chức, cơ cấu cổ đông mà Sông Đà Hà Nội còn thay đổi cả về "tôn chỉ" kinh doanh. Công ty dần rút khỏi các dự án thủy lợi, thủy điện tại tỉnh Lai Châu, Nghệ An, Sơn La để dồn sức cho loạt dự án công trình trọng điểm như khu công nghiệp Rạng Đông, bệnh viện đa khoa huyện Ý Yên, trường Nghĩa Hưng B... tại tỉnh Nam Định - quê hương của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Ly.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Sông Đà Hà Nội bắt đầu di dời các cơ sở làm ăn về tỉnh Nam Định từ năm 2016, sau khi trúng hàng loạt gói thầu công trình lớn tại tỉnh đơn cử như xây dựng hạ tầng khu đô thị mới Liễu Đề, trường THPT Nguyễn Trường Thúy, công trình khu đô thị mới Cổ Lễ, tuyến đường Tiến Thịnh, trụ sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định, xử lý khẩn cấp kè Hồng Hà, kè Giao Tiến, kè Tả Đáy...
Bên cạnh đó, công ty bắt đầu khởi động đầu tư các dự án mỏ khai thác cát tại ven biển Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, đánh dấu sự chính thức tham gia vào thị trường kinh doanh tài nguyên thiên nhiên phổ biến hàng đầu, xét về sản lượng tiêu thụ chỉ đứng sau nước và... không khí.
Sau một thời gian "thai nghén", hồi tháng 11/2017, Sông Đà Hà Nội chính thức được cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho phép khai thác cát bằng phương pháp lộ thiên tại Lô số 1B khu vực ven biển Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nằm giữa 2 cửa sông Đáy và Sông Ninh Cơ) với diện tích khai thác hơn 42 ha, trữ lượng thai khác 1,5 triệu m3 trong thời hạn 5 năm.
Đến cuối năm 2019, Sông Đà Hà Nội nhận thêm 3 giấy phép tương tự, tại Lô số 1A, 2A, 2B ven biển Nghĩa Hưng, nâng tổng diện tích khai thác của công ty tại khu vực này lên 180 ha, trữ lượng được khai thác lên đến hơn 6 triệu m3.
Hoạt động mới này đã giúp Sông Đà Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ về tổng doanh thu, đặc biệt là năm 2019 tăng gấp hai lần so với năm trước, đạt trên 191 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi trừ đi phần giá vốn hàng bán xấp xỉ 174 tỷ đồng thì Sông Đà Hà Nội chỉ thu về "vỏn vẹn" 17,5 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng không đáng kể so với 2018.
Chốt năm 2019, Sông Đà Hà Nội lãi trước thuế 2,8 tỷ đồng, giảm 41% so với năm trước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 844 triệu đồng, trong khi năm trước là 2,1 tỷ đồng.
Có thể thấy, hoạt động khai thác cát chưa đem lại cho Sông Đà Hà Nội những kết quả mới, khi lãi ròng vẫn duy trì ở mức khá thấp trong khi doanh thu đạt trên trăm tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2019, Sông Đà Hà Nội ghi nhận doanh thu từ 92 - 270 tỷ đồng, tuy nhiên lãi ròng chỉ ở mức chính dương 2 - 3,8 tỷ đồng.
Cũng trong giai đoạn này, Sông Đà Hà Nội gia tăng thêm các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là thuế và các khoản phải nộp nhà nước, tăng từ 670 triệu đồng lên gần 20 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2019 chủ yếu là thuế tài nguyên tới từ hoạt động khai thác cát.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tăng từ 3,27 lần (năm 2016) lên 5,5 lần tính tại ngày 31/12/2019.
Tuy việc khai thác cát không đem lại lợi nhuận lớn, song Sông Đà Hà Nội vẫn quyết định mở rộng khu vực khai thác, bằng việc rót thêm tiền vào mỏ cát Nghĩa Sơn, Nghĩa Phú, Nghĩa Thắng đều thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, ấp ủ dự định vươn "vòi bạch tuộc" phủ khắp một vùng biển Nghĩa Hưng. Đáng nói, thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh thực trạng sạt lở bờ kè tại khu vực này, đặc biệt vùng biển Nghĩa Hưng được đánh giá là vùng biển bị xâm lấn, xói mòn và mới được bồi đắp. |
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.