Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Năm 2023 có hai “cơn gió ngược” rất nổi trội và tác động mạnh đến kinh tế vĩ mô. Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới và các nền kinh tế lớn dẫn tới sự phân mảnh và tác động rất lớn đến cầu của toàn cầu.
Thứ hai là lạm phát và lãi suất, đối với Việt Nam đây là một “cơn gió ngược” khá lớn bởi Việt Nam cố gắng duy trì mức lạm phát thấp dưới 4% và lãi suất thấp như hiện nay, điều này lại đang ngược với thế giới khi hiện nay các nền kinh tế trên thế giới đang dùng lãi suất cao để kiểm soát lạm phát.
Trong khi đó, không chỉ Petrovietnam mà ngành dầu khí và lĩnh vực năng lượng nói chung phải đối mặt với những khó khăn lớn, đó là xu hướng về dịch chuyển năng lượng và bất ổn trong cung cầu, giá cả. Giá các sản phẩm năng lượng suy giảm mạnh so với năm 2022, trong đó giá dầu thô giảm 17-38%, giá phân bón giảm 25-30%, biên lợi nhuận lọc hóa dầu suy giảm 24-26%.
Đặc biệt, chuỗi cung ứng toàn cầu gặp rất khó khăn do các cuộc xung đột và cấm vận trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến các mặt hoạt động của Petrovietnam. Trong đó có lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí – lĩnh vực cốt lõi của Petrovietnam khi việc triển khai các chương trình khoan gặp nhiều ảnh hưởng do thiếu cung ứng đầu vào.
Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, lãnh đạo tập đoàn và trực tiếp Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng đã làm việc với từng đơn vị, từng khối để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2023, triển các giải pháp quản trị, giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh, hạn chế tác động từ các yếu tố bất lợi; tập trung duy trì quản trị biến động, quản trị chi phí, nghiên cứu xu thế biến động thị trường để triển khai hoạt động khai thác phù hợp, đặc biệt tận dụng cơ hội gia tăng dòng tiền, lợi nhuận tại các thời điểm giá dầu thuận lợi...
Thông qua những cuộc giao ban CEO hằng tháng, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã luôn lưu ý về chương trình công tác chung của Tập đoàn trong năm 2023 là “Quản trị biến động; mở rộng quy mô; tăng tốc chuyển đổi số; dịch chuyển mô hình; nâng cao năng suất; tái tạo kinh doanh”.
Đây cũng là cơ sở để tập đoàn và các đơn vị thành viên triển khai công việc và nhiệm vụ trong năm 2023 một cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả và chất lượng.
Điểm đặc biệt trong năm 2023 là tập đoàn và các đơn vị không chỉ dừng lại ở mục tiêu hoàn thành kế hoạch được giao mà đã đặt ra mục tiêu “khát vọng hơn” với những thử thách khó khăn hơn, cần nhiều hơn sự đồng lòng, chung sức, nỗ lực vì mục tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tháng sau cao hơn tháng trước.
Trong thời gian qua, chính phủ đã luôn có những chỉ đạo sát sao với sự hỗ trợ từ các Ban/Bộ/ngành Trung ương, địa phương và đặc biệt là sự đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm cao của toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động tập đoàn.
Cùng với đó, Đảng ủy, Hội đồng Thành viên đã thống nhất phát huy hiệu quả, kịp thời kinh nghiệm trong công tác quản trị biến động của Ban điều hành Tập đoàn đã giúp Petrovietnam hoàn thành và về đích trước kế hoạch cả năm 2023 ở hầu hết các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh quan trọng.
Cụ thể, Petrovietnam hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính, về đích trước từ 1,5 - 5 tháng kế hoạch cả năm 2023 được giao. Trong đó, nộp ngân sách toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch năm trước 5 tháng (đạt 78.300 tỷ đồng vào ngày 30/7/2023); Lợi nhuận hợp nhất toàn tập đoàn hoàn thành kế hoạch năm trước 4 tháng (đạt 34.700 tỷ đồng vào ngày 31/8/2023).
Tổng doanh thu toàn tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, 20 ngày (đạt 677.700 tỷ đồng vào ngày 10/10/2023); Tổng doanh thu hợp nhất Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, 18 ngày (đạt 413.700 tỷ đồng vào ngày 12/10/2023); tổng doanh thu công ty mẹ tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 15 ngày (đạt 181.600 tỷ đồng vào 15/11/2023); lợi nhuận trước thuế công ty mẹ - tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng (đạt 10.900 tỷ đồng vào ngày 31/8/2023).
Đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kết quả tài chính của tập đoàn là 2 lĩnh vực nổi bật là tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí cùng chế biến dầu khí, tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí.
Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Petrovietnam đã có một thành công lớn trong năm 2023 khi hoàn thành chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí cả năm trước 1 tháng 10 ngày (đạt 12 triệu tấn quy dầu/kế hoạch cả năm 8-16 triệu tấn quy dầu vào ngày 20/11/2023).
Đồng thời, Petrovietnam cho biết đã có thêm 2 phát hiện dầu khí mới tại Lô 16-2 (giếng khoan Hà Mã Vàng -1X) và tại lô PM3-CAA (giếng khoan Bunga Lavatera-1). Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây, tập đoàn có 2 phát hiện mới trong một năm.
Sản lượng khai thác dầu trong nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 18 ngày khi đạt 7,52 triệu tấn vào ngày 12/11/2023. Tính đến hết ngày 21/11, sản lượng khai thác dầu trong nước đã đạt 7,71 triệu tấn, vượt 2,5% kế hoạch năm, góp phần quan trọng để tập đoàn hoàn thành kế hoạch khai thác dầu (trong và ngoài nước) cả năm khi đạt mốc 9,29 triệu tấn vào ngày 21/11 - sớm hơn so với kế hoạch cả năm 1 tháng 9 ngày.
Trong lĩnh vực sản xuất, sản lượng sản xuất xăng dầu (không bao gồm Nghi Sơn) của Petrovietnam đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 25 ngày (đạt 5,53 triệu tấn vào ngày 6/10/2023).
Sản lượng kinh doanh xăng dầu của tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng (đạt 9,06 triệu tấn vào ngày 30/10/2023. PVOIL hoàn thành kế hoạch cả năm 3,3 triệu tấn trước 4 tháng; PVNDB dự kiến hoàn thành kế hoạch cả năm 5,76 triệu tấn trước 20 ngày (vào ngày 10-11/12/2023) góp phần quan trọng trong việc duy trì nguồn cung xăng dầu.
Trong thời gian còn lại của năm 2023, Petrovietnam cho hay sẽ kiên định với mục tiêu đã đề ra đó là hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, nỗ lực phấn đấu vì khát vọng tăng trưởng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.