PGS.TS Nghiêm Trung Dũng: 'Bảng xếp hạng của AirVisual chưa đáng tin'

Gia Chính - 05/10/2019 09:21 (GMT+7)

Hà Nội và Tổng cục Môi trường không cung cấp số liệu cho AirVisual nên những thông tin họ đưa ra không chính xác và chưa thể tin tưởng vào bảng xếp hạng của họ.

VNF
PGS.TS Nghiêm Trung Dũng

PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) trả lời VnExpress về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong thời gian gần đây và sự khác biệt về chỉ số giữa các hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường với PamAir hay AirVisual.

- Xin ông cho biết mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay đứng ở đâu so với các nước?

- Chúng ta có thể theo dõi số liệu mà Cổng thông tin quan trắc môi trường, UBND thành phố Hà Nội đã công bố, theo đó, nồng độ trung bình giờ của bụi PM2.5 (bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2,5 µm) đã nhiều lần vượt quy chuẩn 24h và kéo dài trong nhiều ngày qua. 

Tuy nhiên, để đưa ra được so sánh mức độ ô nhiễm không khí giữa các thành phố cần phải có nghiên cứu trong thời gian dài, trên một hệ quy chiếu nhất định chứ không thể chỉ dựa vào số liệu của một thời điểm.

Trước đây chúng tôi đã thực hiện một dự án lớn, trong đó các loại bụi có kích thước khác nhau được đo và tổng hợp trong một khoảng thời gian dài (2001-2004) tại 6 thành phố gồm Hà Nội (Việt Nam), Bắc Kinh (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) Manila (Philippines), Bandung (Indonesia), Chennai (Ấn Độ). Cụ thể, trong các thành phố này, nồng độ bụi PM2.5 và PM10 ở Hà Nội cao thứ hai (đứng sau Bắc Kinh).

- Vậy nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm không khí ở Hà Nội?

- Ô nhiễm ở một khu vực nào đó phụ thuộc vào nguồn thải, điều kiện lan truyền. Nguồn thải tại chỗ và có thể từ tỉnh khác, thậm chí là từ nước khác sang. Điều kiện lan truyền thì phụ thuộc vào địa hình và yếu tố khí tượng. Tại một địa phương cụ thể (ví dụ như Hà Nội), khi điều kiện địa hình, đặc biệt là các nguồn thải địa phương không thay đổi đáng kể thì nguyên nhân làm nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao trong ngắn hạn là yếu tố khí tượng.

Do điều kiện khí tượng không thuận lợi, các chất ô nhiễm không phát tán được, dẫn tới làm tăng nồng độ cục bộ. Yếu tố khí tượng, thậm chí có thể mang thêm chất ô nhiễm từ nơi khác đến.

Số liệu quan trắc ở Hà Nội nhiều năm qua cho thấy, vào mùa khô (mùa đông) nồng độ nhiều chất ô nhiễm thường cao hơn mùa mưa (mùa hè). Nguyên nhân do yếu tố khuếch tán, rửa trôi và biến đổi của chất ô nhiễm trong mùa khô kém hơn. Ngoài ra, một số dạng nguồn thải có thể tăng thêm trong mùa khô.

Số liệu đo trong giai đoạn 2001-2008, công bố năm 2010, cho thấy ô nhiễm bụi PM2.5 ở Hà Nội khoảng 40% nguyên nhân tới từ giao thông. Theo một nghiên cứu mới đây của chúng tôi, thì 46% bụi nano (bụi kích thước nhỏ hơn 0,1 µm) ở Hà Nội đến từ giao thông.

Ô nhiễm bụi PM2.5 ở Hà Nội có khoảng 40% nguyên nhân tới từ giao thông. Ảnh: Ngọc Thành.

Tuy nhiên, chúng ta chưa có một nghiên cứu đầy đủ và định lượng nào về sự đóng góp của các dạng nguồn thải tới mức độ ô nhiễm không khí mà cơ bản vẫn nói theo báo cáo từ những năm 2000. Cụ thể, có một số nguồn chính gây ô nhiễm như: công nghiệp, xây dựng, đun nấu sinh hoạt, giao thông...

Trong 15 năm qua đã có nhiều sự thay đổi, nhiều khu công nghiệp đã chuyển khỏi thành phố, đun nấu sinh hoạt cũng đã chuyển từ than, dầu hỏa sang gas, điện. Còn các công trình xây dựng thì chủ yếu sinh ra bụi hạt to chứ bụi hạt bé thì không quá nhiều.

- Ông có đánh giá gì về những hệ thống quan trắc không khí của Nhà nước và các hệ thống tư nhân khác?

- Cơ bản có hai hệ thống quan trắc chính thống ở Hà Nội, một của Tổng cục Môi trường và một của UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể, Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội đang vận hành 10 trạm (2 trạm tự động cố định, 8 trạm compact). Để có số liệu chính xác thì phải đảm bảo đồng thời nhiều yếu tố như mua thiết bị đúng hãng, lắp đặt và vận hành đúng quy trình... Nếu chỉ một khâu sai sót thì số liệu sẽ không đảm bảo độ tin cậy.

Các trạm quan trắc cố định có chất lượng thiết bị tốt hơn và điều kiện hiệu chuẩn tốt hơn so với các trạm compact. Hệ thống cảm biến ở các trạm compact thường lão hóa nhanh nên chất lượng số liệu cũng giảm nhanh.

Ngoài ra, tôi được biết một số nơi dùng các cảm biến để đo nhưng không có hiệu chuẩn, vậy nên phải hết sức thận trọng khi xem xét những kết quả mà họ công bố.

Về AQI, cách tính của trạm tại đại sứ quán Mỹ và của PamAir khác với hệ thống của Việt Nam, nên ngay cả khi cùng bộ số liệu đầu vào, kết quả thu được về AQI vẫn khác nhau.

- Vậy người dân phải hiểu như thế nào về thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới mà AirVisual đưa ra? 

Tôi sẽ không đánh giá xếp hạng của AirVisual là đúng hay sai vì họ không công bố đầy đủ cách thức họ đánh giá như thế nào. Tuy nhiên, họ trả lời là lấy số liệu quan trắc của thành phố Hà Nội và Tổng cục Môi trường thì tôi được biết là các đơn vị trên chưa hề có sự đồng ý liên kết bằng văn bản nào cả. Những thông tin họ đưa ra đã không chính xác thì chưa thể đặt sự tin tưởng vào bảng xếp hạng mà họ công bố.

Như tôi đã nói ở trên, để có được đánh giá chính xác về chất lượng không khí thì cần quá trình nghiên cứu tổng hợp, dài hạn, theo một quy trình, một phương pháp luận khoa học.

Thêm nữa, trạm quan trắc tự động cố định của Hà Nội không cập nhật số liệu liên tục (theo thời gian thực - real time) mà theo trung bình giờ, nhưng AirVisual lại có số liệu cập nhật liên tục (real time). Đây cũng là dấu hỏi đặt ra trong hoạt động của hệ thống AirVisual.

Người dân chỉ nên theo dõi thông tin ô nhiễm từ các trang chính thống của Hà Nội và Tổng cục môi trường. Đồng thời, cần hiểu rằng mỗi trạm quan trắc ô nhiễm không khí chỉ đại diện cho một khu vực nhất định, phạm vi phụ thuộc vào địa hình, phân bổ nguồn thải...

Những ngày qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội tăng cao bất thường. Ảnh: Ngọc Thành.

- Vậy có những giải pháp nào để Hà Nội khắc phục hiện trạng ô nhiễm không khí?

- Có nhiều việc phải làm, phải bắt đúng "bệnh" và chữa căn nguyên chứ không chữa triệu chứng. Chúng ta đã nói 20 năm nay là Hà Nội có những nguồn ô nhiễm như trên nhưng chúng ta chưa có câu trả lời cụ thể, định lượng là từng dạng nguồn đó đóng góp bao nhiêu phần trăm vào mỗi chất ô nhiễm (chú trọng những chất ô nhiễm chính). Vậy Hà Nội cần phải có câu trả lời định lượng bụi, ví dụ là PM2.5 do nguồn nào phát ra chính, CO, SO2, NO2... do nguồn nào phát thải chính để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết cụ thể. Để chỉ ra được điều này thì cần đầu tư để có các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Có nhiều nguồn và nhiều chất gây ô nhiễm không khí nhưng chúng ta phải tập trung vào giải quyết các nguồn chính và các chất ô nhiễm chính, trong đó, cần nhấn mạnh vào nguồn giao thông.

Chúng ta cần tăng cường sử dụng các công cụ kỹ thuật và kinh tế đối với giao thông, nhưng hạn chế sử dụng các giải pháp hành chính như cấm các phương tiện. Ví dụ như London, họ thiết lập khu vực phát thải siêu thấp (ULEZ), khi xe muốn đi vào khu vực nào thì phải đạt được mức phát thải quy định. Các xe không đạt mức phát thải vẫn có thể đi vào vùng đó nhưng phải đóng phí và chính phí này được sử dụng để cải thiện chất lượng môi trường. Hay phí hạn chế tắc nghẽn giao thông theo từng khung giờ, khu vực; các xe muốn đi vào vùng đó thì cũng phải đóng thêm phí. Đồng thời, thành phố cần nâng cấp phương tiện công cộng đủ tốt và đủ độ phủ.

PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) là chuyên gia nghiên cứu về các chất ô nhiễm không khí có độc tính cao như bụi PM10, bụi PM2.5, bụi nano (nanoparticle), PAHs - một trong những chất hữu cơ gây ô nhiễm phổ biến nhất và có thể gây bệnh ung thư; hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo chất lượng không khí... 
Theo VnE
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.