'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ với Đầu tư Tài chính, ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc Công nghệ của Microsoft Việt Nam, cho rằng việc phối hợp giữa các doanh nghiệp công nghệ đầu ngành trong nước về lĩnh vực AI và hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu nước ngoài là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu quốc gia cũng như sự phát triển bền vững của lĩnh vực này. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tự đầu tư và phát triển khá độc lập với nhau mà chưa có sự gắn kết mang tính chia sẻ và hợp tác.
Theo ông Lê Nhân Tâm, để tạo ra một cộng đồng các doanh nghiệp mạnh về AI, cần sự đoàn kết để phát triển, các doanh nghiệp đầu ngành có thể hợp tác với nhau trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu nghiên cứu về AI, các mô hình dữ liệu và đôi khi là cả hạ tầng tính toán.
Ngoài các sứ mệnh kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp lớn hoàn toàn có thể ngồi lại với nhau để có thể cùng có chiến lược phát triển giải pháp và sản phẩm chung.
- Theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành ngày 26/1/2021, Việt Nam đặt mục tiêu lọt top 4 ASEAN và top 60 thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI. Ông đánh giá thế nào về thực trạng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI tại Việt Nam hiện nay? Theo ông, để đạt được mục tiêu trên, điều quan trọng nhất mà Việt Nam cần làm là gì?
Ông Lê Nhân Tâm: Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là làn sóng công nghệ phát triển nhanh và được quan tâm đầu tư nhất trong những năm gần đây trên toàn thế giới. Công nghệ AI đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng cho mình chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI cũng đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và đầy hứa hẹn ở mọi cấp độ, từ quốc gia đến các doanh nghiệp, từ các viện nghiên cứu và trường đại học cho đến các cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).
Từ góc độ sự phát triển của quốc gia và sự đầu tư của chính phủ, chúng ta thấy rằng trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và cả trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam đã xác định tập trung phát triển công nghệ AI – như là một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới.
Từ phía các doanh nghiệp, chúng ta cũng thấy đã và đang hình thành các bộ phân chuyên trách về AI với nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng vào trong quá trình chuyển đổi số. Ngoài ra, các viện nghiên cứu, các trường đại học cũng đang đầu tư, thay đổi và cập nhật các chương trình đào tạo về khoa học dữ liệu, AI để đáp ứng được nhu cầu về nghiên cứu, phát triển cũng như nhân lực cho thị trường về AI của quốc gia.
Để đạt được mục tiêu lọt top 4 ASEAN và top 60 thế giới về AI, Việt Nam cần tập trung đầu tư, thực hiện bài bản và tốt hơn nữa một số điều sau đây:
Tập trung đầu tư vào nghiên cứu và đào tạo AI: Đầu tư vào nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, xây dựng trung tâm đào tạo xuất sắc về công nghệ nền tảng của AI như về Toán, Khoa học máy tính, Quản lý và phân tích thông tin... Cần cập nhật các chương trình đào tạo và nghiên cứu thúc đẩy AI, tăng cường sự tham gia và đồng hành của các trường, viện, nhà nước và phối hợp với các doanh nghiệp.
Khuyến khích ứng dụng công nghệ AI trong doanh nghiệp: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Tạo cơ chế để các doanh nghiệp có cơ hội thử nghiệm các giải pháp mới, cũng như ứng dụng AI vào thực tiễn.
Hỗ trợ nghiên cứu phát triển thông qua các quỹ khoa học công nghệ và các trung tâm đổi mới sáng tạo: Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm AI. Các dự án nghiên cứu và phát triển mới cần được tạo cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đạt được các kết quả mới, thay vì được nhìn nhận như các dự án đầu tư thông thường vốn phải chịu nhiều các quy định, chính sách về đầu tư mua sắm.
Xây dựng và gắn kết giữa các tác nhân khác trong hệ sinh thái AI: Tạo mối liên kết qua lại giữa các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư và doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng AI. Việc xây dựng hệ sinh thái một cách hiệu quả sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận với các bài toán thực tế, các vấn đề từ phía doanh nghiệp, nhà nước mà có thể áp dụng AI để giải quyết; cũng như các doanh nghiệp làm về AI có cơ hội được hỗ trợ về chính sách, về vốn đầu tư để nghiên cứu và phát triển AI hiệu quả.
Cần có chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI: Dù đã được đề cập đến như là một trụ cột quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia, nhưng để có thể nâng tầm và phát triển được AI một cách mạnh mẽ và hiệu quả, có lẽ chúng ta cần có một chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng về AI cho 10 năm tới, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và thế giới; tạo được mạng lưới hợp tác, liên kết với các nước có nền AI phát triển cũng như các trường, viện, trung tâm nghiên cứu AI mạnh trên thế giới; và xây dựng được các thương hiệu AI có uy tín của Việt Nam trong khu vực trong vòng 5 đến 10 năm tới.
- Các doanh nghiệp là nòng cốt trong tiến trình phát triển AI. Theo ông, Việt Nam cần có cơ chế gì để khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI?
Như đã chia sẻ một phần ở trên, việc khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này. Dưới đây là một số cơ chế và chính sách mà chúng ta có thể áp dụng để khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI:
Tạo môi trường thích hợp cho khởi nghiệp sáng tạo: Việc tạo ra môi trường khởi nghiệp sáng tạo là rất quan trọng để có thể khuyến khích hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) nói chung và AI nói riêng. Trong đó, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ và bảo vệ bởi các khung pháp lý, quy định và chính sách linh hoạt, đảm bảo rằng các quy định pháp luật không gây cản trở cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo về AI. Ngoài ra, họ còn cần được hỗ trợ về các cơ chế thí điểm và hỗ trợ đổi mới sáng tạo, đặc biệt cho việc phát triển và ứng dụng AI, điều này sẽ giúp khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp thử nghiệm và phát triển các giải pháp AI mới, và có cơ hội được thử nghiệm về công nghệ cũng như mô hình kinh doanh mới – đây là các yếu tố quan trọng các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tồn tại được và phát triển.
Các ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính: Các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ luôn có những khó khăn về nguồn lực, về tài chính lúc ban đầu, nên chính sách ưu đãi thuế sẽ giúp tạo ra sự hấp dẫn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI, bao gồm giảm thuế nhập khẩu cho thiết bị và công nghệ liên quan đến AI. Ngoài ra, nếu có các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp nói chung và AI nói riêng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI có thể tiếp cận vốn đầu tư, từ đó sẽ có thể đầu tư cho nghiên cứu, phát triển các giải pháp về AI được tốt hơn.
Hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu: Các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực AI, luôn cần một nguồn nhân sự chất lượng, cho nên việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ngành CNTT nói chung và AI nói riêng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp khởi nghiệp về nguồn nhân lực. Đồng thời, mối liên hệ hợp tác gắn kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu cũng giúp thúc đẩy các nghiên cứu và phát triển AI cho cả hai phía, khi đó doanh nghiệp khởi nghiệp có thể được hỗ trợ về năng lực nghiên cứu từ các chuyên gia và sinh viên, các nghiên cứu viên có cơ hội làm việc nghiên cứu để thử nghiệm với các bài toán thực tế từ phía doanh nghiệp.
Xây dựng các cộng đồng và liên kết: Việc hình thành và phát triển các cộng đồng về AI sẽ giúp phát triển nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau phát triển, tạo ra mối liên kết tương hỗ giữa các doanh nghiệp, các đơn vị trong hệ sinh thái nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi và tạo mối quan hệ trong cộng đồng khởi nghiệp AI. Đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về AI có cơ hội hợp tác và học hỏi từ các doanh nghiệp lớn và các chuyên gia quốc tế.
- Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ đầu ngành trong nước như Viettel, FPT, VNPT, Mobifone, VNG, VinAI... cũng đang tích cực phát triển AI. Tuy nhiên, với một thị trường mới như AI, nếu chỉ làm một mình thì khó đi xa. Vậy các doanh nghiệp đầu ngành này cần phối hợp với nhau cũng như phối hợp với các doanh nghiệp hàng đầu nước ngoài như Microsoft để cùng phát triển lĩnh vực AI tại Việt Nam, thưa ông?
Việc phối hợp giữa các doanh nghiệp công nghệ đầu ngành trong nước về lĩnh vực AI và hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu nước ngoài là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu quốc gia cũng như sự phát triển bền vững của lĩnh vực này. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tự đầu tư và phát triển khá độc lập với nhau mà chưa có sự gắn kết mang tính chia sẻ và hợp tác.
Để tạo ra một cộng đồng các doanh nghiệp mạnh về AI, cần sự đoàn kết để phát triển, các doanh nghiệp đầu ngành có thể hợp tác với nhau trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu nghiên cứu về AI, các mô hình dữ liệu và đôi khi là cả hạ tầng tính toán. Ngoài các sứ mệnh kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp lớn hoàn toàn có thể ngồi lại với nhau để có thể cùng có chiến lược phát triển giải pháp và sản phẩm chung, việc hợp lực sẽ giúp cho quá trình đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ tốt hơn, đi xa hơn thay vì “trăm hoa đua nở” và làm giống nhau, phân tán nguồn lực.
Ngoài ra, việc hỗ trợ, đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, hay thậm chí là mua lại các doanh nghiệp khởi nghiệp về AI, cũng là một hướng để cho các doanh nghiệp lớn nhanh chóng có được các công nghệ, sản phẩm mới qua đó tăng tốc phát triển và kinh doanh. Hãy nhìn vào ví dụ OpenAI, có lẽ sẽ khó có được những bước đột phá của họ ngày hôm nay nếu không có những sự hợp tác, đầu tư của các công ty lớn như Microsoft lúc ban đầu, và rồi chính Microsoft cũng được hưởng lợi trong việc kết hợp với các công nghệ, đột phá của OpenAI cho hệ sinh thái sản phẩm và chiến lược phát triển của mình.
Việc hợp tác với Microsoft hay các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khác cũng sẽ là cách rất hiệu quả để các doanh nghiệp trong nước học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và phát triển cùng nhau. Thông qua việc tham gia vào các dự án quốc tế các doanh nghiệp có thể tạo ra, đóng góp vào các công nghệ, giải pháp AI có tầm ảnh hưởng lớn, và ngược lại, có thể giúp “Việt hóa” các giải pháp tốt được các tập đoàn này phát triển để đưa vào triển khai, ứng dụng ở thị trường Việt Nam, cho người Việt sử dụng.
Với một số cách hợp tác trên, các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ trong nước sẽ dẫn dắt và giúp Việt Nam phát triển AI một cách hiệu quả và bền vững.
- Để phát triển được AI, việc chia sẻ dữ liệu, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung là rất quan trọng. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng dữ liệu tại Việt Nam hiện nay? Làm sao để hình thành cơ sở dữ liệu vừa đảm bảo nguyên tắc các bên cùng có lợi nhưng cũng tránh lộ lọt thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức, cá nhân liên quan, thưa ông?
Có một câu nói “There is no AI without IA” – có thể hiểu là sẽ không có trí tuệ nhân tạo nếu không có kiến trúc thông tin. Điều này nói lên tầm quan trọng của dữ liệu đối với các hệ thống AI. Hiện nay, mức độ trưởng thành về dữ liệu ở Việt Nam còn chưa cao, ở đây tôi muốn nói đến cả về chất lượng dữ liệu, cách tổ chức vận hành và khai thác dữ liệu.
Để có được các hệ thống AI phát triển và chất lượng, ngoài các mô hình về tính toán thì hạ tầng dữ liệu để huấn luyện cho các hệ thống này là điều kiện quyết định sự thành công của giải pháp về AI. Do đó, nếu có được sự chung tay hợp tác với nhau giữa các doanh nghiệp, tổ chức để tạo ra các bộ dữ liệu cơ sở chung cho người Việt để huấn luyện các mô hình AI thì sẽ rất tốt.
Việc này cũng sẽ giúp cho chúng ta có thể kiểm soát được chất lượng, sự an toàn và đáng tin cậy của các hệ thống AI khi hoạt động. Khi các tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng các hạ tầng dữ liệu dùng chung cho các hệ thống AI, hướng đến các mô hình AI công cộng, sử dụng rộng rãi thì sẽ dễ dàng thực thi những thỏa thuận để kiểm soát về an toàn, an ninh thông tin, tuân thủ cả nguyên tắc về đạo đức của AI có trách nhiệm và bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức trong quá trình huấn luyện và triển khai các hệ thống AI.
- Một trong những rào cản trong phát triển AI là chi phí lớn. Theo ông, để thu hút nguồn vốn đầu tư (bao gồm cả nguồn vốn nước ngoài) vào lĩnh vực AI tại Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách như thế nào? Bản thân doanh nghiệp trong nước muốn thu hút đầu tư trong lĩnh vực AI cần đáp ứng những tiêu chí cơ bản nào, thưa ông?
Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực AI tại Việt Nam, cần có sự kết hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan.
Chính phủ cần tạo ra các chính sách đặc biệt hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và triển khai các công nghệ và giải pháp về AI, đầu tư và khuyến khích đầu tư vào hạ tầng AI, bao gồm hạ tầng tính toán và hạ tầng dữ liệu để phục vụ các hệ thống AI. Ngoài ra, Chính phủ cũng thiết lập các chương trình hợp tác quốc tế ở tầm quốc gia và chiến lược với các quốc gia, các tập đoàn công nghệ lớn để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực AI tại Việt Nam, qua đó phát triển hệ sinh thái AI và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển về AI.
Doanh nghiệp trong nước cần chủ động năng lực nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, làm chủ công nghệ lõi về AI để tạo ra giải pháp đột phá và cạnh tranh. Hợp tác với các công ty và tổ chức quốc tế để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp vào sự phát triển AI trên toàn cầu và ở Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp trong nước, các tiêu chí cơ bản để thu hút đầu tư trong lĩnh vực AI theo tôi đó là:
Năng lực nghiên cứu và phát triển: Doanh nghiệp cần có khả năng nghiên cứu và phát triển giải pháp AI mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khả năng hợp tác và kết nối: Xây dựng mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước để học hỏi và hợp tác phát triển.
Khả năng tích hợp AI vào sản phẩm và dịch vụ: Tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng thông qua việc tích hợp AI vào sản phẩm và dịch vụ hiện có để nâng cao trải nghiệm, chất lượng của các giải pháp AI tạo ra.
Việc tạo ra môi trường thuận lợi và chiến lược đầu tư vào AI một cách bài bản và có tầm nhìn sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam.
- Nhân lực chất lượng cao về AI tại Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá thiếu. Theo ông, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp cần có những giải pháp gì để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về AI?
Tại Việt Nam, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về AI đang trở thành một ưu tiên quan trọng. Chúng ta có thể thực thi một số giải để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này như:
Thứ nhất, đầu tư vào nâng cao các chương trình đào tạo khoa học máy tính, AI tại các trường đại học, đảm bảo sinh viên được học tập và nắm vững kiến thức cơ bản, nền tảng về AI. Khuyến khích hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, giúp cập nhật chương trình đào tạo theo nhu cầu thật sự của thị trường đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, thực hành kỹ năng, nhanh chóng sẵn sàng bắt nhịp với công việc khi được tuyển dụng.
Thứ hai, xây dựng phòng thí nghiệm, trung tâm đào tạo xuất sắc về AI và các công nghệ hỗ trợ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Thứ ba, khuyến khích ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, hỗ trợ cho doanh nghiệp để họ có thể áp dụng AI vào sản phẩm và dịch vụ của mình.
Thứ tư, hợp tác quốc tế và kết nối với cộng đồng AI để học hỏi và chia sẻ kiến thức với các chuyên gia AI trên thế giới.
Thứ năm, thúc đẩy mối liên kết giữa các thành tố trong hệ sinh thái nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trên cả nước, tạo ra môi trường hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng AI tại Việt Nam.
- Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.