Hà Nội sẽ phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' trong tháng 4/2025
(VNF) - Khu đất hiện tại của tòa nhà "Hàm cá mập" được xác định là đất công cộng và sau khi phá dỡ sẽ tiếp tục giữ chức năng công cộng.
Phát biểu tại hội nghị ngày 10/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua.
Để tiếp tục khai thác phát huy tiềm năng to lớn của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đặc biệt là để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% GDP năm 2025, Bộ Công Thương, kiến nghị các doanh nghiệp hàng loạt vấn đề cụ thể.
Đầu tiên, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp bám sát tình hình chính trị, kinh tế thế giới, cơ hội hiếm có và những yêu cầu trong nước để có sự điều chỉnh chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Trong đó, tập trung cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ , tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh của mình.
Các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống thông qua việc đầu tư, kích hoạt tiêu dùng và tăng cường xuất khẩu.
Đồng thời, chủ động khai thác các động lực tăng trưởng mới, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; phát triển các lĩnh vực mới nổi như chip và công nghệ AI để tăng tốc, bứt phá, phát triển một cách bền vững.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu, thu xếp nguồn vốn, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tích cực tham gia dự án trọng điểm quốc gia, nhất là trong lĩnh vực giao thông và năng lượng, các dự án nằm trong nhóm khuyến kích đầu tư đã được xác định tại các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia.
"Riêng ngành Công Thương, 4 quy hoạch ngành bao gồm Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện, Quy hoạch hạ tầng dự trữ xăng dầu khí đốt quốc gia và Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản, có khoảng hơn 50 nghìn dự án và tổng mức đầu tư lên tới hàng triệu tỷ đồng. Đây là dư địa rất lớn để các doanh nghiệp có thể khai thác vừa là tăng dư địa cho đất nước, vùa là nguồn cung các nguyên liệu cho sản xuất và dự phòng", ông Diên nói.
Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng khai thác có hiệu quả các hình thức thương mại, các loại thị trường, phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, các mô hình phân phối hiện đại, dịch vụ logictics để mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Chủ động tìm kiếm giải pháp để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân lớn.
Bộ Công Thương cũng mong các doanh nghiệp tích cực nghiên cứu tham gia xây dựng và phản biện chính sách với các cơ quan quản lý nhà nước trên tinh thần xây dựng khẩn trương theo cách vừa chạy vừa xếp hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác hoàn thiện thể chế.
Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối thị trường, hỗ trợ trong quá trình tiếp cận các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách hiện hành, thực thi các nội dung hành chính một cách nhanh chóng thuận lợi. Sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng đối thoại một cách cởi mở để tiếp thu có chọn lọc, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc ban hành mới các cơ chế chính sách đủ mạnh và khả thi để các doanh nghiệp có thể tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế xã hội đất nước, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
Về vấn đề điện, ông Diên cho biết tháng 5/2023, Chính phủ đã công bố Quy hoạch điện VIII, và ngay sau đó 8 tháng thì công bố kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Theo đó, đến năm 2030, phải phát triển 150.424 MW, tức là gấp 2 lần công suất hiện nay theo hướng tăng năng lượng tái tạo, phát triển hợp lý điện khí, phát triển tối đa thủy điện, điện sinh khối trong đó có điện rác để tạo nguồn điện nền cho nguồn cung ứng điện đất nước.
Theo ông Diên, tất các quyền này đều bám sát nhu cầu phụ tải của đất nước, phụ tải của từng vùng, chứ không phải phát huy tối đa tiềm năng.
"Tiềm năng của chúng ta về năng lượng tái tạo là rất lớn nhưng nếu phát triển một cách tối đa mà không căn cứ vào nhu cầu phụ tải thì hàng loạt các vùng, các địa phương phát triển xong thì đắp chiếu để đấy bởi vì không có nhu cầu", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, việc ban hành Quy hoạch điện VIII thì cũng ban hành một loạt nghị định, thông tư và đã quy định rất rõ ràng về quy trình, thủ tục, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Ông Diên cho biết đến nay, trừ các dự án trọng điểm quốc gia, Bộ Công Thương chỉ làm 3 việc, một là quy hoạch kế hoạch, hai là tham mưu xây dựng cơ chế chính sách, ba là thanh tra kiểm tra, còn lại nhà đầu tư và chính quyền địa phương tự quyết định. Ông cũng khẳng định Bộ không gây khó khăn cản trở một dự án nào trong lĩnh vực năng lượng và cả lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Bộ trưởng cho biết chủ trương của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu cho phát triển tối đa năng lượng tái tạo, nhưng phải nhằm vào 3 mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất bám sát nhu cầu phụ tải của đất nước, của vùng; mục tiêu thứ hai là cho các hợp đồng mua bán điện trực tiếp DPPA và mục tiêu thứ ba là cho các hợp đồng xuất khẩu điện.
"Như vậy là bám sát mục tiêu này chứ không phải phát triển tối đa. Phát triển tối đa mà đắp chiếu để đấy là có tội với đất nước, có tội với nhân dân", Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói.
Về cơ chế giá, Bộ trưởng nhấn mạnh theo quy định của Luật Giá và Luật Điện lực. Luật Điện lực quy định Nhà nước ban hành khung giá, việc này Bộ Công Thương đã và đang làm. Không còn loại hình nguồn điện nào là không có giá.
"Việc đàm phán là yêu cầu của Luật Giá, thị trường điện là phải có sự cạnh tranh. Trong khung giá ấy giữa bên mua bên bán phải đàm phán với nhau, nhưng tôi cũng đồng tình là rút ngắn thời gian lại. Nếu chỉ căn cứ vào khung giá để ký hợp đồng thì lại giống như giá FIT mà giá FIT có rất nhiều vấn đề mà cần tiếp tục nghiên cứu.Giá FIT trong giai đoạn ngắn với một loại hình nguồn điện là cần thiết nhưng kéo dài nó và áp dụng cho tất cả các loại hình là sai vì nó không còn là thị trường nữa. Chúng ta muốn cạnh tranh lành mạnh mà giờ lại muốn Nhà nước quy định là không đúng", Bộ trưởng nói.
(VNF) - Khu đất hiện tại của tòa nhà "Hàm cá mập" được xác định là đất công cộng và sau khi phá dỡ sẽ tiếp tục giữ chức năng công cộng.
(VNF) - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sau khi sửa đổi Hiến pháp mới xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu phải thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ... trong đó phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, lòng biển, đáy biển.
(VNF) - Dự kiến từ nay tới hết tháng 8, mỗi tháng tỉnh Vĩnh Phúc sẽ khởi công một dự án nhà ở xã hội.
(VNF) - Đồng ý về chủ trương xây dựng khu thương mại tự do tại Vĩnh Phúc, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh khẩn trương xây dựng đề án cụ thể để trình cấp có thẩm quyền.
(VNF) - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
(VNF) - Từ số vốn điều lệ 1,6 tỷ đồng khi thành lập, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Ninh đã thực hiện nhiều lần đăng ký thay đổi thành lập doanh nghiệp, nâng vốn điều lệ… khống của công ty từ 1,6 tỷ đồng lên 699 tỷ đồng.
(VNF) - Theo Đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế và khu vực đã chính thức vừa được Bộ Kế hoạch và đầu tư trình lên Chính phủ, TP. HCM và Đà Nẵng đã được chọn là nơi triển khai, trong đó TP. HCM đã hội đủ nhiều điều kiện quan trọng theo tiêu chuẩn quốc tế. ĐTTC xin điểm lại một số nội dung chính trong đề án.
(VNF) - Theo giới phân tích, mặc dù dòng vốn FDI sẽ chậm lại trong ngắn hạn nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhờ chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ và xu hướng luân chuyển dòng tiền bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
(VNF) - Phó Thủ tướng so sánh việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào".
(VNF) - Ông Nate Franklin, nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy (PE), Mỹ khẳng định tập đoàn PE đang thúc đẩy việc khảo sát, xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam nhằm giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới.
(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn cho biết tháng 4, cấp có thẩm quyền và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp liên tục để điều chỉnh địa giới cấp xã theo hướng giảm khoảng 60-70% tổng số xã hiện có.
Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính.
(VNF) - Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, tên gọi của xã, lộ trình thế nào thì vào ngày 14/3 Bộ Chính trị sẽ quyết và dự kiến trước tháng 7 phải hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và có cơ chế, mạnh dạn đặt hàng, giao một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân.
(VNF) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị và thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 178, Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung để làm rõ các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi điều chỉnh.
(VNF) - Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) cho rằng, một vấn đề cần giải quyết, doanh nghiệp phải lấy ý kiến của nhiều sở, ngành, có khi lên đến hơn mười đơn vị rồi phải chờ đợi phản hồi. Sau đó, hồ sơ tiếp tục được trình lên UBND, tiếp tục phải lấy thêm ý kiến từ nhiều đơn vị khác. Mỗi khâu xử lý mất khoảng một tuần, thậm chí từ 10 đến 15 ngày, khiến quy trình trở nên rườm rà và kéo dài.
(VNF) - Theo TS Nguyễn Đình Cung, tinh gọn bộ máy, cải cách thể chế chính là "đột phá của đột phá". Để đạt được tăng trưởng 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu hai con số trong giai đoạn tới, Việt Nam cần một bộ máy vận hành hiệu quả, tinh giản luật pháp và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
(VNF) - Giày Hồng Bảo góp mặt trong danh sách các đơn vị chậm đóng bảo hiểm trên địa bàn TP. Hà Nội với 2 tháng chậm đóng, số tiền gần 7,5 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột nỗ lực về đích dù gặp khó. Nhà thầu CC1 cam kết đẩy nhanh tiến độ sau khi tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch bãi thải.
(VNF) - Đầu tháng 3/2024, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (UPCoM: CC1) cùng liên danh CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) và CTCP FECON (HoSE: FCN) đã khởi công “Gói thầu 11.5: Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình nhà để xe - Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành – Giai đoạn 1”.
(VNF) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành chức năng và các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc của 4 dự án cao tốc, tinh thần là vướng ở đâu thì phải kịp thời giải quyết, tháo gỡ ở đó.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành thông tuyến các dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng trong năm 2025.
(VNF) - Nhân chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 11-13/3/2025, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, với trọng tâm là tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy phát triển bền vững và kết nối kỹ thuật số.
(VNF) - Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà làm Phó Ban Thường trực; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn làm Phó Ban.
(VNF) - Khu đất hiện tại của tòa nhà "Hàm cá mập" được xác định là đất công cộng và sau khi phá dỡ sẽ tiếp tục giữ chức năng công cộng.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.