Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Hong Sun nói:
“Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm qua ở tất cả các lĩnh vực. Năm 2020 đánh dấu 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc và 30 năm Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.
Mặc dù 28 năm chưa phải là thời gian dài nhưng hai nước cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và hiện đang trong giai đoạn hết sức tốt đẹp. Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong mọi lĩnh vực đều có sự phát triển vượt bậc, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho cả hai phía, đánh dấu bằng Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Về thương mại, năm 2019, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến tháng 10/2020, Hàn Quốc đã có khoảng 8.900 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 70,4 tỷ USD, đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam trong 9 tháng năm 2020.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã phần nào ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện này. Vì vậy, trong năm 2021, khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế và thương mại toàn cầu phục hồi, chúng tôi kỳ vọng rằng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam".
- Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới?
Ông Hong Sun: Việt Nam là một thị trường rất có tiềm năng với dân số gần 100 triệu dân, gần gấp đôi dân số của Hàn Quốc. Chúng tôi đánh giá rất cao sự phát triển của lĩnh vực hàng tiêu dùng ở Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong nước như thực phẩm, mỹ phẩm và đồ điện tử…
Hiện nhiều công ty tài chính, ngân hàng của Hàn Quốc cũng đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam để tìm kiếm cơ hội và mở rộng hoạt động. Dù vậy, cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra vẫn sẽ là một thử thách lớn cho các nhà đầu tư trong thời gian sắp tới.
Một tín hiệu lạc quan là việc các nước đã bắt đầu tiêm chủng vaccine cho người dân. Sau quý III/2021, khi việc tiêm vaccine được phổ biến hơn, các hoạt động kinh tế trở lại như bình thường, khi đó mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam thậm chí sẽ còn phát triển hơn nữa, với việc mở rộng hợp tác sang nhiều lĩnh vực mới.
Theo tôi, Việt Nam chính là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong việc kiểm soát dịch COVID-19. Thành tựu này chính là nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ cũng như sự tuân thủ, tính ưu việt của người dân Việt Nam. Điều này sẽ là cánh cửa mở ra rất nhiều cơ hội cho không chỉ riêng Việt Nam mà còn cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc.
- Ông cho rằng sự chuyển hướng dòng chảy đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào trong bối cảnh mới?
FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý đến sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cũng như sự ổn định của thị trường và khả năng phục hồi của các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Hiện tại, Việt Nam không phải là một điểm đến đầu tư duy nhất, mà còn rất nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng đang có những chính sách ưu đãi về thuế, một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút FDI. Thậm chí ngay tại Hàn Quốc, chúng tôi cũng đang áp dụng nhiều chính sách mới như cung cấp khu công nghiệp miễn phí, miễn và giãn thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn.
Thời gian vừa qua, Việt Nam đã làm tốt trong việc đưa ra các chính sách mới nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo tôi, Chính phủ Việt Nam vẫn nên tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thêm những ưu đãi mới vì đây là một thời điểm lý tưởng và cần phải được nắm bắt, qua đó thu hút được nhiều nhà đầu tư chất lượng.
Không chỉ vậy, Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, số hóa hệ thống quản lý. Và tôi cho rằng đây sẽ là chìa khóa để Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lập một mội trường thuận lợi, lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Ông có khuyến nghị gì đối với Chính phủ Việt Nam để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn FDI lớn từ Hàn Quốc?
Theo tôi được biết, Chính phủ Việt Nam rất muốn kêu gọi nhiều nhà đầu tư lớn, có ảnh hưởng như Samsung. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất vào Việt Nam, họ sẽ phải đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đắt tiền. Do đó, việc nhận được các ưu đãi về thuế sẽ là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp này quan tâm.
Tôi hi vọng Chính phủ Việt Nam sẽ nghiên cứu nhiều trường hợp thành công nhất trên thế giới, qua đó đưa ra những chính sách khuyến khích phù hợp và hiệu quả cũng như sớm triển khai đưa vào thực tiễn. Ngoài ra, sau khi áp dụng các ưu đãi mới, chúng tôi mong rằng Chính phủ Việt Nam sẽ không thay đổi nó và tạo nhiều điều kiện hơn cho các nhà đầu tư đã gia nhập thị trường trong nước.
Không chỉ vậy, Việt Nam cũng cần quan tâm đến sự thành công của các nhà đầu tư nước ngoài vốn đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây. Khi đó, họ sẽ có thể chia sẻ những thuận lợi, thành công tại Việt Nam với các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình… qua đó xây dựng thêm sự tin cậy và giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác từ Hàn Quốc.
Chính phủ cũng nên xây dựng thêm các kênh đối thoại để lắng nghe các khó khăn, và giúp đỡ các doanh nghiệp nước ngoài phát triển bền vững tại đây.
Ngoài ra, nếu Việt Nam muốn phát triển một lĩnh vực cụ thể nào đó, thì nên tập trung đầu tư vào khâu giáo dục và đào tạo. Điều này sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp trong nước, mà nó còn tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng và dồi dào để làm việc tại các công ty nước ngoài khi họ mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất tại Việt Nam.
Thời gian vừa qua, tôi đã được nghe về những khó khăn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc khi xin giấy phép tại Việt Nam. Trong tình hình COVID 19, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với tình hình kinh tế của đại dịch.
Tuy nhiên việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Hàn Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bị chậm trễ do thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng, và điều này gây nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư. Vì vậy, chúng tôi hi vọng Chính Phủ Việt Nam có thể hiểu được tình trạng này, và có hướng dẫn rõ ràng về việc thực hiện quy định để chính quyền địa phương nắm rõ. Điều này sẽ giúp chính quyền địa phương kịp thời cấp giấy phép cho các dự án bị chậm tiến độ.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.