'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhiều năm trở lại đây, Quảng Nam được ví như là một thủ phủ sâm Ngọc Linh lớn của cả nước. Nhờ giá trị của sâm Ngọc Linh mang lại, đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại vùng có loại thảo dược quý hiếm này được nâng cao hơn nhiều lần.
Để tìm hiểu việc phát triển và bảo tồn sâm Ngọc Linh, VietnamFinance đã có buổi phỏng vấn ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
- Được biết, Quảng Nam đang là một trong những tỉnh đang có những bước đi nhằm bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trong nhiều năm nay. Ông có thể chia sẻ về việc trồng và phát triển sâm Ngọc Linh có ý nghĩa như thế nào với Quảng Nam?
Ông Hồ Quang Bửu: Sâm Ngọc Linh được phát hiện lần đầu tiên tại vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum năm 1985. Ngày 1/9/2015, Chính phủ đã thống nhất thông qua đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030 tại Văn bản số 7168.
Sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh. Nhờ vậy, bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc, tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và doanh nghiệp trong vùng trồng sâm.
Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đã được xác định 16.000ha, đến nay diện tích thực tế trồng gần 10.000ha và gần 20 doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh.
Những năm gần đây, Quảng Nam và Kon Tum không ngừng xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam cùng với việc xây dựng quy trình sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh (bao gồm cả thuốc chữa bệnh) để tạo nên sản phẩm đặc hữu của quốc gia, góp phần phát triển ngành dược và kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng.
- Để bảo tồn sâm Ngọc Linh, địa phương đã đưa ra những giải pháp gì thưa ông?
Ông Hồ Quang Bửu: Quảng Nam đang đặt mục tiêu dài hạn đến năm 2045 là đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang bằng với ngành sản xuất sâm của Hàn Quốc; hằng năm sản xuất ra được từ 500 - 1.000 tấn.
Cụ thể, đến năm 2025, phát triển vùng sản xuất và cung ứng giống sâm Ngọc Linh chất lượng tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Mở rộng vùng trồng sâm nguyên liệu sâm Ngọc Linh tại 122 huyện nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn quốc có độ cao 1.000m so với mực nước biển trở lên.
Xác định và quản lý được vùng trồng bảo tồn nguồn giống gốc (nhân giống bằng phương pháp hữu tính) và vùng trồng phát triển sâm (nhân giống bằng phương pháp hữu tính và vô tính). Thu hút từ 50 - 60 tổ chức đầu tư phát triển sâm giống và nhà máy chế biến các sản phẩm sâm Ngọc Linh như: thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm, các loại dược liệu khác…
Xây dựng từ 3 - 5 trung tâm kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn toàn quốc, qua đó kiểm soát được chất lượng sâm. Hoàn thiện bộ quy trình hướng dẫn trồng, chăm sóc cây sâm; hướng dẫn cấp chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm của Việt Nam; cấp mã số cơ sở trồng, cấp giấy phép, truy xuất nguồn gốc theo quy định.
Cùng với đó, tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển trồng sâm. Xác định được giống cây các tầng theo vùng và phương thức trồng lại rừng tự nhiên theo đề án trồng sâm; tầng cao của rừng là cây lấy gỗ lâu năm dưới trồng sâm và tầng giữa trồng cây ăn quả.
Hiện nay trên địa bàn Quảng Nam, diện tích trồng rừng sản xuất 92.000ha, chủ yếu là cây keo; kế hoạch của chương trình sẽ dần thay đổi toàn bộ diện tích trồng keo bằng các loại cây trồng khác như: cây gỗ lớn (giổi, chò, ươi,…); cây ăn quả có chất lượng (măng cụt, bưởi, sầu riêng,…); đồng thời tiến đến trồng sâm ở dưới tán rừng trồng.
- Cùng với sự nổi tiếng, sâm Ngọc Linh hiện nay cũng đang bị giả mạo và buôn bán tràn lan trên thị trường. Với tình trạng này, sâm Ngọc Linh đang đứng trước nguy cơ đánh mắt đi vị thế. Tỉnh Quảng Nam đã có những biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này, thua ông?
Ông Hồ Quang Bửu: Là thủ phủ cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi buôn bán sâm Ngọc Linh giả.
Cùng với đó, địa phương đã chỉ đạo cho lực lượng công an tăng cường công tác nắm thông tin từ xa. Chỉ cần có nguồn tin đối tượng buôn bán sâm Ngọc Linh giả là tung lực lượng vào theo dõi, truy bắt và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, địa phương cũng vận động người dân trong huyện tham gia tố giác các hành vi buôn bán sâm Ngọc Linh giả để bảo vệ thương hiệu quốc gia cho sâm chính gốc.
Cùng với các hoạt động ngăn chặn, từ năm 2017 đến nay, chợ phiên sâm Ngọc Linh được tổ chức định kỳ từ ngày 1 đến ngày 3 hàng tháng tại trung tâm huyện Nam Trà My, đây là địa chỉ bán sâm Ngọc Linh thật 100%.
Trước khi đưa vào bày bán tại chợ phiên sẽ được Tổ kiểm định kiểm tra từng củ một nhằm đảm bảo không cho bất cứ đối tượng xấu trà trộn những loại củ không phải sâm Ngọc Linh vào.
Trong những ngày diễn ra chợ phiên, Tổ kiểm định đi kiểm tra liên tục các mặt hàng sâm củ, sâm lá do doanh nghiệp và hộ dân bày bán. Du khách đến mua sâm cũng sẽ được Tổ kiểm định hỗ trợ kiểm tra sâm Ngọc Linh lần cuối trước khi đóng gói đem về sử dụng. Nhờ vậy, lượng khách tiêu dùng trong cả nước đến với phiên chợ sâm ngày càng nhiều.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên vào trong chợ vì ở ngoài rất khó kiểm định. Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ nguồn sâm Ngọc Linh đưa vào bán tại chợ phiên, huyện cũng yêu cầu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sâm ký cam kết không buôn bán sâm Ngọc Linh giả và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chúng tôi cũng lưu ý với người dân là phần lớn mọi người đều mua phải củ tam thất giả sâm Ngọc Linh. Điều đó cho thấy sâm giả ở bên ngoài còn khá phổ biến, nên người tiêu dùng phải hết sức thận trọng. Tốt nhất là đến phiên chợ sâm do huyện Nam Trà My tổ chức hàng tháng để được mua sâm Ngọc Linh chính hiệu và giá cả hợp lý.
- Thưa ông, việc bảo tồn sâm Ngọc Linh hiện nay được diễn ra như thế nào?
Ông Hồ Quang Bửu: Tỉnh Quảng Nam đã ban hành cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, quy hoạch diện tích trồng sâm dưới tán rừng tại huyện Nam Trà My đến năm 2030 với diện tích 15 nghìn ha.
Hiện nay, đã hình thành 2 trạm bảo tồn, nuôi trồng, lưu giữ nguồn gen và phát triển sâm Ngọc Linh với diện tích gần 20 ha, gần 230 nghìn cây giống gốc, hằng năm sản xuất được từ 50 đến 60 nghìn cây sâm giống. Tỉnh có kế hoạch đầu tư mở rộng vườn giống gốc tại trạm này trong thời gian tới.
Trên địa bàn huyện Nam Trà My, địa phương cũng đã có 53 chốt của người dân đầu tư trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 110 ha, số lượng khoảng một triệu cây. Bên cạnh đó, có 9 doanh nghiệp đăng ký đầu tư trồng sâm Ngọc Linh với diện tích hàng nghìn ha đất. Đã có hơn 10 dạng sản phẩm chế biến từ cây sâm cung ứng ra thị trường.
Trong những năm tới, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư bài bản hơn về vấn đề phát triển cây sâm Ngọc Linh. Và chúng ta sẽ chế biến từ cây sâm Ngọc Linh ra các sản phẩm để đưa ra thị trường nhằm nâng cao giá trị của cây sâm này. Không dừng lại ở sản phẩm thô, ngâm rượu, sản phẩm đơn giản mà tập trung vào chế biến sâu để tăng thêm giá trị của cây sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam cũng đề nghị chính quyền địa phương tập trung bảo tồn, giữ nguồn giống gốc của cây sâm Ngọc Linh, không lai tạo với các loại sâm khác. Nghiên cứu mở rộng diện tích theo quy hoạch đã được duyệt, trong đó ưu tiên những người có kinh nghiệm trồng sâm và truyền đạt lại cho những người dân khác để đầu tư trồng cây sâm Ngọc Linh bài bản, chất lượng hơn.
Hiện nay, một số doanh nghiệp đề cập với tỉnh về vấn đề thuê dịch vụ môi trường rừng trồng sâm dưới tán rừng. Về vấn đề này, tỉnh đang tạo mọi điều kiện thuận lợi về vấn đề pháp lý để cho các doanh nghiệp thuê đất dưới tán rừng để trồng sâm Ngọc Linh theo đúng quy định của nhà nước.
Ngoài ra, Quảng Nam sẽ tổ chức nhiều hội thảo, xúc tiến đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư lớn có kinh nghiệm trong việc trồng sâm cũng như chế biến thành phẩm sâm mở nhà máy ngay tại Quảng Nam, tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tín như một số nước trên thế giới đã làm. Từ đó, nâng cao chất lượng sâm Ngọc Linh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tăng thu ngân sách cho nhà nước.
- Với định hướng phát triển của tỉnh, người dân địa phương trồng sâm ở huyện Nam Trà My đã có thay đổi như thế nào?
Ông Hồ Quang Bửu: Xã vùng núi cao Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nằm cheo leo trên sườn núi Ngọc Linh, thuộc diện đặc biệt khó khăn nên cuộc sống của đồng bào Xê Đăng ở đây rất khó khăn, chật vật. Quanh năm người dân bám rẫy trồng bắp, trồng sắn và vào rừng khai thác sâm, nhưng tình trạng thiếu đói vẫn diễn ra thường xuyên.
Từ năm 2000 đến nay, người dân được chính quyền địa phương quan tâm và hỗ trợ về giống, phương pháp trồng sâm và thu mua nguyên liệu. Bà con đã tham gia trồng sâm Ngọc Linh, dần thoát khỏi cảnh cơ cực. Nhờ đó, cuộc sống của bà con nơi đây ngày một đổi thay, nhiều nhà bắt đầu đã có thể mua sắm các dụng cụ trong nhà, con cái được đến trường, nhà cửa khang trang.
Chỉ tính đến năm 2012, hơn 2.000 nhân khẩu của xã Trà Linh, huyện Nam Trà My đã dần dần thoát cảnh nghèo đói. Mỗi gia đình đều có 1-2 vườn sâm, nhà trồng nhiều nhất lên tới hơn 100.000 gốc sâm, nhà ít nhất cũng gần 1.000 gốc.
- Để đưa sâm Ngọc Linh ra thế giới, tỉnh Quảng Nam đã chuẩn bị kế hoạch gì, thưa ông?
Ông Hồ Quang Bửu: Sâm Ngọc Linh rất quý, chính bản thân cây sâm đã quý sẵn, ở tầm rất cao rồi. Để nâng tầm, phát triển hơn nữa cây sâm Ngọc Linh giống như nước bạn là Hàn Quốc thì Việt Nam có rất nhiều việc cần phải làm.
Đầu tiên phải có quy hoạch thật bài bản, giữ được gene gốc, cần đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào di thực cây sâm đến những vùng thấp hơn, dễ canh tác theo một cách thức công nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu đủ lớn chế biến nhiều sản phẩm. Bên cạnh đó cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp, tập đoàn, có những chương trình dài hơi, các sản phẩm như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Một vai trò rất quan trọng là truyền thông cho nhiều người biết tác dụng sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam). Cần có những chương trình nâng tầm cây sâm không chỉ là sản phẩm mà còn là văn hóa về sâm, chẳng hạn như tạo ra một ngày trong năm dùng sâm của Việt Nam, Ngày của sâm.
Ngoài ra, Chính phủ cũng nên có những cơ chế rất cụ thể cho phát triển ngành sâm, điển hình như đầu tư về hạ tầng. Nếu có những giải pháp căn cơ, tôi tin đến năm 2045 chúng ta sẽ có một ngành công nghiệp sâm thực thụ. Nói tóm lại, có đi thì chắc hẳn sẽ tới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.