Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những kết quả đã đạt được của thị trường chứng khoán kể từ khi hình thành và phát triển đến nay?
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCKNN: Chúng ta đã đạt được những kết quả rất tốt, đặc biệt, chúng ta đã có một nền tảng pháp lý cho thị trường hoàn chỉnh, cơ cấu thị trường ngày càng được hoàn thiện hơn.
Theo như thông lệ ở các nước, việc phát triển thị trường chứng khoán là việc cân bằng giữa thị trường vốn trung và dài hạn với thị trường vốn ngắn hạn. Hiện nay ở nhiều nước, quy mô thị trường chứng khoán thậm chí vượt hơn quy mô thị trường của các tổ chức tín dụng.
Chính vì vậy, việc thị trường chứng khoán liên tục phát triển trong những năm qua, đã cho thấy nhận thức về đầu tư đã thay đổi, cũng như nền kinh tế đã có sự chuyển mình rất nhanh và rõ rệt. Bản thân các doanh nghiệp cũng nhận thức được những lợi ích khi tham gia vào thị trường chứng khoán, ngoài lợi ích huy động vốn thì lợi ích rõ rệt nhất là các doanh nghiệp nâng cao được tính minh bạch về tài chính và quản trị, từ đó ngày càng phát triển tốt hơn. Thị trường chứng khoán là một thị trường vốn trung và dài hạn, đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp.
- Ông có thể chia sẻ thêm về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 không, thưa ông?
Về mặt cơ bản chúng ta đã đạt được những kết quả, tiêu chí của giai đoạn 2010-2020. Và hiện nay, Bộ Tài chính đã và đang chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng đề án chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Chúng tôi đang dự thảo và chuẩn bị lấy ý kiến của các thành viên thị trường đối với chiến lược này.
Thứ nhất, quan điểm chung về phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm tới là phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam phải đồng bộ với sự phát triển chung của hệ thống tài chính Việt Nam, đồng bộ với các thị trường khác. Thứ hai là tiếp tục mở rộng quy mô nhưng phải tăng độ sâu và độ bền vững của thị trường.
Quan điểm thứ ba là chúng ta phải phát triển thị trường một cách đồng bộ, phát triển thị trường phù hợp theo sự phát triển chung của nền kinh tế.
Quan điểm thứ tư hết sức quan trọng là phát triển thị trường trên cơ sở đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch để thị trường phát triển dựa trên cơ sở ổn định và bền vững.
- Về các giải pháp cụ thể, ví dụ như hệ thống công nghệ thông tin, sẽ được phát triển như thế nào thưa ông?
Về hệ thống công nghệ thông tin thì luôn được Uỷ ban Chứng khoán chú trọng ngay từ khi mới thành lập thị trường chứng khoán. Trải qua các điều kiện và hoàn cảnh, thì đến nay, hệ thống công nghệ thông tin của chúng ta đã có một bước phát triển rất to lớn.
Trước đây thì số lượng giao dịch rất ít nhưng giờ hệ thống công nghệ một ngày có thể giao dịch tới 2 tỷ USD. Và thực ra, hệ thống công nghệ thông tin không chỉ là phát triển trong việc giao dịch mà chúng ta phải phát triển hệ thống công nghệ của toàn bộ các hoạt động chung trong thị trường, từ khâu giao dịch, khâu thanh toán bù trừ, cho đến việc phát triển các sản phẩm mới.
Đặc biệt, chúng tôi sẽ tập trung vào phát triển công nghệ thông tin trong việc giám sát hoạt động thị trường, đó là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường ở giai đoạn tới.
- Về công tác quản lý hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán, cơ quan quản lý sẽ có những giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động và kinh doanh của các tổ chức này?
Việc tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thực hiện từ năm 2010. Trải qua 10 năm, việc tái cấu trúc đã diễn ra rất tốt, chúng ta đã giảm được số lượng và tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Quy mô vốn của các tổ chức này đã được tăng lên rất nhiều, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là vấn đề quản trị của các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ ngày càng được nâng cao hơn, qua đó, các dịch vụ tư vấn cũng ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt là hệ thống công nghệ để quản lý, quản trị rủi ro của các công ty chứng khoán cũng đã được đầu tư lớn. Tôi thấy đây là điều đáng mừng vì công ty chứng khoán, công ty quản lý chính là cầu nối giữa các nhà đầu tư và thị trường. Chúng tôi hoan nghênh và thúc đẩy các vấn đề này ngày càng được cải thiện hơn trong thời gian tới.
- Hiện nay số lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường ngày càng đông đảo. Vậy ông đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới?
Theo như chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới, chúng tôi đang hy vọng đến năm 2025 có khoảng 5% dân số trên 18 tuổi có thể tham gia vào thị trường chứng khoán. Hiện nay, số lượng tài khoản theo như báo cáo có khoảng 4 triệu tài khoản, nhưng thực tế tài khoản giao dịch hàng ngày thì cũng chỉ hơn 1 triệu thôi.
Tuy nhiên, việc gia tăng nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán vẫn là quy luật tất yếu theo sự phát triển của thị trường. Việc đông đảo nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường là điều rất đáng mừng, tuy nhiên chúng tôi cũng đã trao đổi với các công ty chứng khoán là phải hết sức chú trọng vào việc đào tạo kiến thức cho các nhà đầu tư mới.
Thực tế hiện nay, các công ty chứng khoán cũng đang tập trung vào việc đào tạo cho các nhà đầu tư để các nhà đầu tư hiểu rằng, tham gia vào thị trường là “đầu tư chứng khoán” chứ không phải là “chơi chứng khoán”. Điều đó sẽ tạo ra tính bền vững cho sự phát triển của thị trường trong thời gian tới.
- Việc đáp ứng các tiêu chí nâng hạng được thực hiện đến đâu, thưa ông?
Về việc nâng hạng thị trường, chúng ta đã có sự xem xét và đánh giá từ năm 2010 và đang ngày càng tiệm cận. Với sự phát triển chung của thị trường, cũng như sự nỗ lực của các thành viên thị trường và việc kết cấu thị trường ngày càng được hoàn thiện, chúng tôi hy vọng rằng, trước năm 2025, thị trường chứng khoán sẽ được nâng hạng.
Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.