'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dòng vốn ETF đã cho dấu hiệu tích cực trong tháng 10 sau 2 tháng bị rút ròng mạnh. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, nhóm ETF nội đã được tăng vốn trở lại với giá trị khá tốt như quỹ VFM VN30 ETF (tăng 565 tỷ đồng), SSIAM VNFIN Lead (tăng 194 tỷ đồng), quỹ VFM VNDiamond (tăng nhẹ 20 tỷ đồng) nhờ dòng vốn đảo chiều tích cực trong 2 tuần cuối tháng.
Ngược lại, các quỹ ETF ngoại vẫn duy trì trạng thái rút ròng, dẫn đầu là quỹ Fubon ETF (rút 626 tỷ đồng), bên cạnh FTSE Vietnam ETF (rút 75 tỷ đồng) và VanEck ETF (rút 45 tỷ đồng).
Nhìn chung, tổng dòng vốn ETF đã lấy lại cân bằng trong tháng 10 với giá trị dương nhẹ khoảng 40 tỷ đồng, với giao dịch mua ròng tập trung vào tuần cuối tháng 10, một phần nhờ dòng tiền mới từ quỹ đầu tư Thái Lan, B-Vietnam với quy mô hơn 1.000 tỷ đồng giải ngân vào Việt Nam.
Trái ngược với các quỹ ETF, các quỹ chủ động rút ròng tháng thứ 5 liên tiếp. Cụ thể, các quỹ chủ động tiếp tục rút ròng trong tháng 10 với tổng giá trị là 672 tỷ đồng. Như vậy, trong 10 tháng kể từ đầu năm, chỉ duy nhất tháng 5 ghi nhận mức vào ròng, còn các tháng còn lại các quỹ chủ động đều rút vốn. Tính chung 10 tháng, các quỹ chủ động đã rút ra khoảng 6,9 nghìn tỷ đồng, lớn thứ 3 trong khu vực chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên thị trường chứng khoán. Trong tháng 10, khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng giá trị là 8.435 tỷ đồng, cao hơn gần 100 tỷ đồng so với tháng 9. Tổng lượng bán ròng trong 10 tháng đầu năm lên tới hơn 48 nghìn tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức bán ròng hơn 13 nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Chứng khoán SSI dự báo xu hướng rút vốn của các quỹ ETF có thể sẽ được cải thiện trong 2 tháng cuối năm khi tỷ lệ tiêm chủng tại Việt Nam đã đạt mức tương đối cao (gần 60% dân số đã tiêm mũi 1 và 30% tiêm mũi 2) và sự khôi phục trở lại của hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, thống kê lịch sử cũng cho thấy dòng vốn đầu tư thường sẽ được giải ngân trở lại trong giai đoạn cuối năm.
"Cụ thể, trong 4 năm trở lại đây, ngoại trừ năm 2018 (xu hướng rút ròng ở thị trường mới nổi khi FED tăng lãi suất), các quỹ ETF và chủ động đều mua ròng trong 2 tháng cuối năm. Trong khi đó, nền tảng vĩ mô của Việt Nam vẫn được duy trì trong dài hạn và kỳ vọng thị trường Việt Nam được nâng hạng trong 2023 – 2025 sẽ là động lực giúp dòng vốn từ các quỹ chủ động quay trở lại trong năm 2022", chuyên gia SSI cho hay.
Về thị trường chung, SSI cho biết về mặt định giá, P/E hiện tại và P/E 2021 của VN-Index đang ở mức 16,8 lần và 16,6 lần, cho thấy dư địa tăng cao trong ngắn hạn của chỉ số có thể không còn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn nhộn nhịp nhất của mùa kết quả kinh doanh quý III đã qua. Mặc dù vậy, công ty chứng khoán này cho rằng thị trường vẫn sẽ duy trì sự sôi động với các câu chuyện xoay quanh gói kích thích kinh tế mới, câu chuyện đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cũng như sự phục hồi trở lại của hoạt động sản xuất và tiêu dùng sau thời gian giãn cách. Những yếu tố này, theo SSI, sẽ là động lực cho tăng trưởng lợi nhuận quý IV cũng như nhìn sang triển vọng năm 2022.
Theo góc nhìn kỹ thuật, SSI dự báo chỉ số VN-Index có thể dao động trong biên độ 1.400-1.480 điểm trong thời gian còn lại của tháng 11. Với các giao dịch ngắn hạn, công ty chứng khoán này khuyến khích nhà đầu tư cân nhắc hạ tỷ trọng tại vùng cận trên 1.480 điểm và gia tăng tỷ trọng trở lại khi chỉ số VN-Index lùi về gần khu vực 1.400 điểm cùng với các tín hiệu tiết cung để quản trị tốt rủi ro và đạt lợi nhuận kỳ vọng.
10 cổ phiếu triển vọng cho tháng 11 được SSI đưa ra là: BCM, BSR, FPT, HAH, TCB, VRE, VHC, SBT, SAB, MSH.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.