Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chiều nay (15/8), trả lời chất vấn của đại biểu về tham nhũng vặt, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ bên cạnh việc đấu tranh phòng chống những “đại án”, vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng, thì chủ trương của Đảng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống, tham nhũng cũng như nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhấn mạnh đến vấn đề tham nhũng vặt.
Theo Phó thủ tướng, tham nhũng vặt tuy “vặt” nhưng tác hại không vặt. “Như con đê cao to, hùng vĩ, có thể bị vỡ bất cứ lúc nào do những tổ mối rất nhỏ, tham nhũng vặt có tác động làm phá hoại đạo đức cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện, làm xói mòn niềm tin của người dân và doanh nghiệp, đồng thời làm tăng chi phí không chính thức của người dân, doanh nghiệp”, Phó thủ tướng nhận xét.
Phó thủ tướng cho biết thực hiện chủ trương của Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế bảo đảm thống nhất, rõ ràng, không chồng chéo nhau, cản được chuyện tùy tiện trong quá trình thực thi pháp luật, của cả “anh” thực thi và “anh” kiểm tra, cơ quan thanh tra, kiểm toán; tránh chuyện nhũng nhiễu, sách nhiễu từ chỗ pháp luật.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về quy chế, quy trình cho trách nhiệm thực thi công vụ, đạo đức công vụ, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh cải cách hành chính công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công lên cấp độ 4; xây dựng có hệ thống kiểm tra giám sát bằng công nghệ thông tin, camera giám sát và các hình thức khác.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển, nhất là các ngành có rủi ro cao, nhất là bổ nhiệm cán bộ đứng đầu.
Thứ tư, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân với các phương tiện truyền thông, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, kể cả người được dịch vụ công phục vụ và người cung ứng dịch vụ công là cán bộ, công chức, viên chức, thay mặt cho Đảng và Nhà nước.
Cũng tại phiên trả lời chất vấn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã nói đến việc phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó thủ tướng cho biết trong 5 năm qua, tổng đầu tư ngân sách cho khu vực này đứng thứ 3 trong 6 vùng, chiếm 16,9%; tính riêng phần ngân sách Trung ương hỗ trợ đứng thứ 3, với 18,26%.
Trong 5 năm tới, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư dự án có tính chất liên kết vùng, liên kết tiểu vùng, kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với TP. HCM kể cả đường bộ, đường thủy, đường sông, hàng không và đường sắt.
Cụ thể, về đường bộ, Phó thủ tướng cho biết sẽ phải đầu tư cả tuyến dọc theo hướng Bắc - Nam và tuyến ngang theo hướng Đông – Tây; về đường thủy, không ở đâu có lợi thế như khu vực này, cứ 1km diện tích có 0,6km sông, rạch suối, thích hợp thực hiện logistics, kết nối với các nước lân cận.
Về hàng không, Phó thủ tướng định hướng có thể nghiên cứu mở thêm một số đường bay mới kết nối cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, sớm nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc; còn về đường sắt thì đang điều chỉnh quy hoạch, tới đây sẽ đầu tư thích đáng. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo vùng phải xây dựng danh mục đầu tư ưu tiên để bố trí vốn trung hạn từ nay đến năm 2025.
Trước mắt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bố trí 2.146 tỷ đồng cho tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, bố trí Mỹ Thuận - Cần Thơ 920 tỷ đồng từ nguồn vượt thu năm nay. Để bố trí vốn cho các dự án này, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ chỉ đạo xây dựng nghị quyết trình trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định phân bổ ngay để cùng với 3.000 tỷ đồng vốn của chủ sở hữu, 6.000 tỷ đồng vốn của tổ chức tín dụng sẽ cơ bản hoàn thành kết nối, thông tuyến tuyến đường quan trọng này, bảo đảm năm 2021 sẽ lưu thông được.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.