Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: 100% người Việt sẽ có smartphone và học tập trên đó

Hà Thu - 13/09/2018 15:25 (GMT+7)

Trong thời đại 4.0, ông Vũ Đức Đam cho rằng cần "học tập cả đời" và học qua smartphone là giải pháp cho cả người trẻ lẫn già.

VNF
Phó Thủ tướng - Vũ Đức Đam tham gia phiên thảo luận sáng nay. Ảnh: Giang Huy

Tham gia phiên thảo luận về “Tương lai việc làm châu Á” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN sáng 13/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dành nhiều thời gian để nói về đổi mới giáo dục cho trẻ em và "học tập suốt đời" cho người lớn. Theo ông, giáo dục là rất quan trọng để đối phó với những nguy cơ thất nghiệp trong kỷ nguyên 4.0.

Ông giải thích, với các quốc gia như Việt Nam, văn hóa trẻ nhỏ được dạy là rất vâng lời. "Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới giáo dục. Một trong các đổi mới quan trọng là cho các em ngay từ bé ý thức được tương lai thế giới sẽ khó đoán để thay vì chỉ học thụ động mà cần nghĩ khác đi, 'out of the box'", ông nói.

Để trẻ em Việt Nam tư duy độc lập hơn, ông Vũ Đức Đam nói, điều quan trọng nhất là cần dạy cho trẻ một mặt tôn trọng văn hóa truyền thống, một mặt dám nghĩ khác, dám đặt câu hỏi ngược lại với giáo viên.

Với người lớn, ông Vũ Đức Đam cho rằng cần đẩy mạnh học tập suốt đời. Khi nói đến học tập suốt đời, theo ông, phần nhiều nhắc tới những người 25-40 tuổi chứ ít ai nghĩ đến 60, 65 tuổi trở lên. "Cuộc cách mạng này phải đem lại cơ hội cho tất cả. Chúng ta cần chú ý hơn đến việc giúp những người cao tuổi học tập để nắm bắt được cuộc cách mạng này", ông nói.

Trong phiên thảo luận, các diễn giả cũng đồng tình với với ông về điều này. Ông Ian Lee - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương hãng tư vấn tuyển dụng Adecco cho rằng học tập suốt đời là vấn đề nhất quán tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như ASEAN” trong bối cảnh tương lai sẽ có những thay đổi. "10 năm trước ít người nghĩ đến những công việc như an ninh mạng hay phân tích dữ liệu", ông nói.

Bà Vivian Lau – Giám đốc JA châu Á – Thái Bình Dương thì khẳng định khi tuổi thọ con người tăng, việc học sẽ luôn cần thiết. Bên cạnh đó, bà cho rằng doanh nghiệp cần hợp tác với nhà trường để giải quyết vấn đề kỹ năng và việc làm cho người lao động tốt hơn.

Nêu thực tế Việt Nam vẫn còn tới 38% lao động trong nông nghiệp, Phó thủ tướng cho rằng, cần để mọi người lao động học được các kỹ năng để không chỉ họ làm được nghề tại các công ty mà còn tự tạo ra việc làm cho riêng mình. "Làm sao để nông dân tiếp tục canh tác, nhưng bằng công nghệ mới, tiếp cận khách hàng không chỉ ở Việt Nam, ASEAN mà còn cả thế giới để bán hàng của họ và làm dịch vụ khác", ông nói.

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận về tương lai việc làm ASEAN. Ảnh: Giang Huy

Để người lao động tự tạo ra việc làm, ông cho rằng có hai điểm cần chú ý. Một là chú trọng giáo dục về những nghề mới liên quan đến chăm sóc cảm xúc của con người. Hai là phát huy một điểm đặc biệt của Việt Nam, rằng “phần lớn mọi người có hai nghề”. Ông cho rằng chính việc này đã giúp đất nước đứng vững trong khủng hoảng kinh tế 1997.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng nhắc tới một chương trình xây dựng môi trường học có tên Tri thức Việt dưới dạng số hóa. "Tại đây sẽ thu thập kiến thức, biên tập lại dưới dạng câu hỏi và câu trả lời đơn giản cho mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Đây sẽ là kho dữ liệu, khuyến khích các bạn startup trẻ, từ đó tạo ra nhiều ứng dụng thông minh", ông giải thích và cho biết hy vọng sẽ có hàng trăm nghìn ứng dụng mới trên đó.

Đồng tình với ông Vũ Đức Đam, CEO kiêm đồng sáng lập GoGet – Francesca Chia cho rằng nhờ sự hỗ trợ công nghệ, người lao động cũng có khả năng làm việc linh hoạt hơn và trang tự trang bị kiến thức cho bản thân tốt hơn. 

Do đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng bổ sung, Việt Nam sẽ có chương trình mở rộng diện bao phủ của smartphone khi hiện 57% dân số đều có thiết bị này. "Chúng tôi sẽ tiến tới tất cả mọi người đều có smartphone và học trên đó. Sau một số năm, hy vọng trình độ hiểu biết chung của mọi người sẽ tăng lên và họ sẽ tìm đc cơ hội của mình”, ông kỳ vọng.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết, Chính phủ không chỉ phải chỉ giải quyết nhu cầu việc làm mới, hay việc làm thay thế như các nước phát triển, mà còn cần tiếp tục chuyển đổi những người làm trong nông nghiệp họ sang công nghiệp và dịch vụ.

Trả lời câu hỏi về việc chính phủ có cần đầu tư hạ tầng để giúp người lao động dễ dàng phát huy tinh thần kinh doanh, Phó thủ tướng cho rằng kể cả khi không có 4.0, “những nền kinh tế như Việt Nam cũng cần cải thiện môi trường kinh doanh để phát triển”.

Trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ giúp môi trường việc làm linh hoạt hơn, đồng thời xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ, ông kết luận, các nhà lãnh đạo sẽ phải có tầm nhìn toàn cầu để xem xét vấn đề và hoạch định chính sách.

Xem thêm >> WEF ASEAN: Việt Nam ủng hộ các sáng kiến khu vực nếu bảo đảm dựa trên luật lệ

Theo VnE
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.