'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Trương Đình Quý, các điều kiện kinh doanh của ngành giao thông vận tải cần được xem là những tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng taxi.
"Nếu nhìn dưới góc độ đó, chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, mới biết cái gì nên giữ, cái gì nên bổ sung, cái gì nên cắt bỏ", ông Quý nói.
Ông Quý cho rằng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 (quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) cần làm rõ hơn hơn về khái niệm hợp đồng điện tử.
Theo ông, hợp đồng điện tử chỉ là phương thức giao dịch chứ không phải loại hình hay mô hình kinh doanh. "Nhiều ý kiến còn cho rằng gọi xe hợp đồng điện tử là đánh tráo khái niệm vì làm gì có xe một ngày chạy mấy chục hợp đồng. Nguyên nghĩa xe hợp đồng là xe bao cả chuyến, theo lộ trình, theo một thời gian nhất định. Còn ở đây, khái niệm mơ hồ đã tạo ra lối mở cho Gab, Uber ào ạt tung xe ra thị trường mà không ai kiểm soát được cả về số lẫn chất lượng".
Dẫn số liệu tại TP. HCM, Grab có 21.600 xe, trong khi taxi bị khống chế ở mức 11.000 xe và hiện đã giảm xuống 8.000 xe, Phó tổng giám đốc Vinasun nhấn mạnh ông không tán thành gọi Uber, Grab là taxi công nghệ.
Nguyên nhân là tính chất "công nghệ" ở Uber, Grab chỉ thể hiện ở phần mềm ứng dụng đặt xe còn về phương tiện vận chuyển vẫn là ô tô bình thường. Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chế ra các phần mềm đặt xe tương tự như Grab, Uber mà tất cả chỉ xem đó là một phương thức giao kết.
Nói thêm về câu chuyện lợi ích, ông Quý cho rằng cần phải xem lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của quốc gia là lợi ích lâu dài và quan trọng.
"Với số lượng xe lên tới 21.600 chiếc, trong 3 năm qua, vốn điều lệ của Grab chỉ là 20 tỷ đồng. Cũng trong 3 năm, họ đã lỗ 938 tỷ đồng. Còn Vinasun, với 6.000 xe, đã nộp gần 1.200 tỷ đồng vào ngân sách. Vậy lợi ích cho xã hội, cho đất nước là như thế nào có thể tự thấy được".
Tái khẳng định về mong muốn có được môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng, ông Quý đề xuất đối xử taxi truyền thống và taxi công nghệ như nhau.
Ông cũng cho rằng với việc thâu tóm Uber, đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước đặt ra vai trò thống lĩnh thị trường và vấn đề độc quyền của Grab trên thị trường vận tải hành khách Việt Nam.
"Hiện nay, với vốn 20 tỷ đồng, Grab đã có 28,5% của doanh thu thị trường vận tải hành khách, nhưng số lượng thuế họ nộp chỉ có thế thôi. 28,5% doanh thu đã về tay họ chỉ qua một phần mềm đặt xe. Vậy sắp tới, với vai trò thống lĩnh thị trường và độc quyền thì sao? Tôi nghĩ nếu các điều kiện kinh doanh trở thành tiêu chuẩn, quy chuẩn thì sẽ đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, để cho doanh nghiệp Việt Nam vươn lên", ông nói.
Phát biểu về các tranh cãi xung quanh việc quản lý Uber, Grab, TS Ngô Trí Long nêu quan điểm: "Cái gì quản chặt quá thì phải gỡ cho người ta. Đừng có kiểu quản ông này chặt quá thì anh bắt ông kia cũng như vậy, vì mỗi loại hình có một cách thức khác nhau".
Dẫn kết quả khảo sát cá nhân về quy định kinh doanh giữa xe taxi và xe hợp đồng điện tử (Uber, Grab), TS Long cho biết có 31 quy định giống nhau, 9 điều kiện khác nhau (nhưng tương đồng) và 11 quy định khác nhau.
Trong số 11 quy định khác nhau, TS Long đề xuất sửa đổi, bãi bỏ các quy định như: lái xe mang theo hợp đồng, danh sách hành khách theo quy định; mỗi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng; số xe tối thiểu 50 ở Hà Nội, TP. HCM và 10 xe ở tỉnh thành khác; chịu quy hoạch số lượng xe tối đa…
TS Long cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay cần có quan điểm cởi mở đối với dịch vụ mới, không nên quản lý xe hợp đồng điện tử như taxi.
"Việc quản lý xe hợp đồng như taxi sẽ dẫn đến 2 hậu quả. Một là sẽ biến hàng chục nghìn xe hợp đồng đang sử dụng ứng dụng trung gian của Uber, Grab thành taxi; hai là triệt tiêu phần lớn những ưu điểm mà các dịch vụ kết nối mang lại, biến nó trở thành đơn thuần là một kênh liên lạc không hơn không kém.
"Ngoài ra, các đơn vị vận tải hợp đồng không được hưởng thành quả của tiến bộ khoa học công nghệ để tiết kiệm chi phí , nâng cao sức cạnh tranh của mình. Điều này đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ là cắt giảm điều kiện, chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp", TS Long phân tích.
Do đó, TS Long cho rằng cần xác định đúng bản chất hoạt động kết nối của Grab, Uber. Trong bối cảnh thế giới coi dịch vụ này là một loại dịch vụ trong lĩnh vực vận tải mà không phải là phương thức kinh doanh vận tải và "trên thực tế, xét về vai trò của dịch vụ Grab, Uber trong chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải ở Việt Nam, thì gọi tên dịch vụ này là ‘dịch vụ kết nối vận tải’ là phù hợp nhất", TS Long đề xuất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.