'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Là nhân chứng trong quá trình lịch sử, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng, ý nghĩa của chuyến thăm này?
Cho tới nay, Việt Nam mới chỉ ký Hiệp định Đối tác chiến lược toàn diện với bốn nước là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới đang trở nên ngày càng gay gắt. Ở Châu Á, tình hình đang có những chuyển biến rất đáng chú ý.
Quay trở lại với Việt Nam, gần 30 năm qua là giai đoạn Mỹ và Việt Nam chuyển từ thù thành bạn, thành đối tác. Trong quá trình, quan hệ kinh tế là trụ cột; quan hệ kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu thì giao lưu càng nhiều, càng hiểu, càng củng cố, tạo dựng được niềm tin.
Khác với khi chiến tranh vừa kết thúc, hiện nay, Việt Nam và Mỹ đã có lòng tin với nhau. Từ đó, mới phát triển được các lĩnh vực hợp tác khác, đơn cử như an ninh quốc phòng. Về địa chính trị, vị trí của Việt Nam trong mắt người Mỹ rất quan trọng. Nước Mỹ muốn triển khai chiến lược gì ở châu Á – Thái Bình Dương đều không thể bỏ qua Việt Nam, họ cần sự ủng hộ của Việt Nam. Và ngược lại, trong quá trình phát triển, Việt Nam cũng sẽ phải cần đến Mỹ như là một đối tác quan trọng trong khu vực.
- Vậy, ông đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển hợp tác kinh tế Việt-Mỹ sau khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác?
Như tôi đã khẳng định, đây sẽ là “cú hích” lớn thúc đẩy quá trình đầu tư hợp tác song phương, đặc biệt là đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam.
Chuyến thăm lần này có ý nghĩa quan trọng vì nó góp phần giúp Việt Nam và Mỹ đưa quan hệ đi sâu hơn, khi chúng ta đang ở trong giai đoạn rất khác. Cũng đã 10 năm trôi qua kể từ khi 2 nước thiết lập đối tác chiến lược nên đây là dịp tốt để xem xét bổ sung các yếu tố mới vào mối quan hệ ấy.
Đặc biệt, trên phương diện kinh tế, khi các doanh nghiệp Mỹ đổ bộ đầu tư vào Việt Nam sẽ kéo theo làn sóng doanh nghiệp phương Tây với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới đầu tư vào. Cùng với đó, trên phương diện độc lập dân tộc, việc Việt Nam củng cố hơn nữa mối quan hệ với Mỹ cũng là cách giúp chúng ta giữ vững độc lập dân tộc, đặc biệt trong vấn đề giữ vững hòa bình ở Biển Đông.
- Tuy nhiên, việc hợp tác với một cường quốc kinh tế hàng đầu như Mỹ sẽ khiến Việt Nam gặp phải không ít những thách thức, thưa ông?
Người Mỹ rất thực tế nên khi làm việc với người Mỹ, người Việt cũng phải tuân thủ cách làm việc chuyên nghiệp. Tôi còn nhớ, vào năm 1975, khi chiến tranh Việt – Mỹ kết thúc trong thắng lợi thuộc về chúng ta, người Mỹ đã tuyên bố kết thúc chiến tranh vô điều kiện và họ đã thực hiện đúng điều đó. Ít lâu sau chiến tranh, người Mỹ đã chủ động đề xuất việc bình thường hoá mối quan hệ với Việt Nam. Đáng chú ý là ngay 1 năm sau khi bình thường hóa quan hệ, người Mỹ đã chủ động đề xuất ký Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước.
Trong khi đó, với Việt Nam ở thời điểm đó, những nghi ngại về việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế với Mỹ còn rất lớn. Người Việt khi ấy vẫn lo ngại “liệu Mỹ có thực sự muốn hợp tác”, “liệu Mỹ có làm tổn thương chúng ta thêm 1 lần nữa không”… Tất nhiên, đây là suy nghĩ dễ hiểu bởi những tổn thất chiến tranh gây ra với chúng ta quá lớn.
- Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thu hút vốn đầu tư từ Mỹ, nhưng tại sao vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn ít và chậm, thưa ông?
Về phương diện kinh tế và đầu tư, việc Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ "Đối tác chiến lược" vào ngày 25/7/2013 đã đánh dấu một cột mốc mới cho quá trình hợp tác kinh tế giữa hai nước nhưng đang tiếc sau 10 năm, kết quả thu hút đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam lại không đạt kết quả như mong đợi.
Nguyên nhân là do Việt Nam ở cạnh Trung Quốc, một thị trường quá lớn và hấp dẫn. Gần như các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ đã dồn sự quan tâm khai thác thị trường Trung Quốc. Yếu tố này là khách quan vì với nhà đầu tư, lợi ích cao hơn hết.
Thứ hai là môi trường pháp lý, kinh doanh của Việt Nam chưa thuận lợi dù đã nỗ lực cải thiện. Luật lệ thì chồng chéo, thủ tục giấy tờ, hành chính còn nhiêu khê, tham nhũng vẫn còn nhiều...
Như đã nói, người Mỹ rất thực dụng và chuyên nghiệp nên họ thích cách làm ăn bài bản, chuyên nghiệp và hiện đại chứ không thích kiểu "đánh quả". Để vào một thị trường nào, họ phải nghiên cứu, xây dựng chiến lược dài hơi. Họ sẽ đầu tư chỉ khi nào thực sự yên tâm với đồng tiền bỏ ra.
- Vậy, theo ông, trong thời gian tới, khi làm việc và kinh doanh với người Mỹ, Việt Nam sẽ phải lưu ý điều gì?
Lời giải cho câu chuyện làm thế nào để “chơi” được với người Mỹ hôm nay là vấn đề không dễ. Hiện nay, vướng mắc lớn nhất của Việt Nam với Mỹ là thâm hụt thương mại, khoảng hơn 40 tỷ USD trong năm 2019. Mỹ đã đặt vấn đề này nhưng không quá nặng nề với chúng ta. Mặt khác, Việt Nam đã tiếp cận, thể hiện sự quan tâm để cải thiện tình hình. Hai bên đã thiết lập cơ chế để xử lý, để cùng rà soát tồn đọng trong quan hệ thương mại.
Việt Nam cũng tích cực mua thêm hàng hoá của Mỹ, từ nông sản, đến máy bay... Thật ra tôi nghĩ có một cách nữa tốt hơn, là chúng ta cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút nhiều hơn đầu tư từ Mỹ. Điều này sẽ giúp quan hệ kinh tế, thương mại hai nước thêm cân bằng, bền vững. Cùng với đó, chúng ta cần cải thiện vấn đề hạ tầng và nguồn nhân lực. Đây cũng là những vấn đề cần được lưu tâm và cần những giải pháp cụ thể để Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, đón làn sóng đầu tư mới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.