Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sáng 7/9, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Báo Công Thương tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Quảng Trị: Hiện thực hóa tầm nhìn trung tâm năng lượng miền Trung”.
Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết dù cần cù, chịu thương, chịu khó, sáng tạo, nhưng trong nhiều năm, với những đặc thù về khí hậu nắng to, gió lớn, ngoài ra, với xuất phát điểm kinh tế rất thấp, tỉnh Quảng Trị vẫn mãi chưa thể bứt phá, chưa để lại được dấu ấn đậm nét trong liên kết vùng miền Trung. Đó cũng là trăn trở của các thế hệ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Về phát triển công nghiệp năng lượng, từ những năm 2007 trở về trước, trên địa bàn tỉnh chỉ có duy nhất một dự án năng lượng là dự án Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị, công suất 64MW được đầu tư từ nguồn vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và ngân sách nhà nước.
Những năm gần đây, khi đảm bảo an ninh năng lượng song song phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu trở thành vấn đề quan tâm của Việt Nam cũng như toàn cầu, Chính phủ đã nhạy bén và nhanh chóng có những quyết sách, chủ trương khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo. Đây chính là bước ngoặt để tỉnh Quảng Trị nhận ra tiềm năng cũng như mạnh dạn kêu gọi đầu tư, phát huy tiềm năng “nắng to, gió lớn” trở thành năng lượng sạch.
Theo khảo sát, tốc độ gió trung bình tại khu vực phía Tây tỉnh Quảng Trị đạt vận tốc hơn 7m/s; tổng giờ nắng bình quân và cường độ bức xạ mặt trời cao với hơn 1.910 giờ nắng/năm, bức xạ trung bình 4,35 kWh/m2/ngày, thời gian nắng kéo dài đặc biệt vào từ tháng 4 – tháng 10 hàng năm.
“Đây đã từng trong một thời gian dài được coi là bất lợi đối với phát triển kinh tế của tỉnh. Nhưng hiện nay, những bất lợi này đã trở thành nguyên liệu “đầu vào” để sản xuất ra một sản lượng điện năng lớn, vừa góp phần đảm bảo anh ninh năng lượng quốc gia, vừa góp phần quan trọng cho sự chuyển mình kinh tế xã hội của tỉnh”, ông Đồng cho hay.
Ông Đồng cũng cho biết, theo khảo sát, Quảng Trị còn có tiềm năng rất lớn để phát triển điện khí ngoài khơi - loại hình năng lượng hóa thạch nhưng phát thải carbon ra môi trường thấp.
Xác định phát triển bền vững, khai thác tiềm năng một cách hiệu quả, tỉnh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh. Cho tới nay, tỉnh Quảng Trị đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định trong phát triển công nghiệp năng lượng.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Quảng Trị, đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có 19 dự án điện gió với tổng công suất 714MW, đưa vào vận hành thương mại 671,1MW; 3 dự án điện mặt trời với tổng công suất 127MW và 11 dự án thủy điện với tổng công suất 167,5MW cũng đã đưa vào vận hành thương mại. Như vậy, tổng công suất đã hoàn thành công tác xây lắp trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này là 1.008,5MW (chưa bao gồm khoảng 100MW hệ thống điện mặt trời mái nhà).
Nhiều dự án đã được đưa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh để triển khai thực hiện, trong đó, tập trung thu hút các dự án đầu tư phát triển năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo.
Bức tranh công nghiệp năng lượng Quảng Trị mặc dù còn thô sơ, cần phải tiếp tục hoàn thiện, mài giũa nhưng cũng đã có “hình hài, dáng dấp” và là minh chứng cho những nỗ lực, hướng đi của tỉnh trong việc xác định công nghiệp năng lượng là một trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh là chính xác. Công nghiệp năng lượng mở ra cho Quảng Trị một hướng phát triển mới, kỳ vọng để bứt phá, tạo vị thế cho tỉnh phát huy vai trò trong liên kết vùng.
“Từ những tiềm năng và kết quả bước đầu, công nghiệp năng lượng được tỉnh xác định là lĩnh vực đột phá phát triển, hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng Quảng Trị trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước”, ông Đồng nhấn mạnh.
Ông Đồng cho hay, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị phấn đấu hoàn thành và phát điện thương mại khoảng 2.500 - 3.000MW giai đoạn đến năm 2025 và khoảng 9.500MW giai đoạn đến năm 2030 nhằm đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII; Chương trình hành động số 15-CT/TU ngày 27/4/2021 của Tỉnh uỷ Quảng Trị thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước theo chủ trương đã được Thường trực Chính phủ ủng hộ tại Thông báo số 17/TB-VPCP ngày 25/01/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.