Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Để tìm hiểu thêm về định hướng phát triển điện gió của địa phương này, VietnamFinance đã có buổi phỏng vấn ông Võ Văn Hưng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.
- Từ một tỉnh thuộc vùng trũng về thu hút đầu tư, Quảng Trị đã bứt phá với hàng chục dự án lớn, trong đó có những dự án trị giá hàng tỷ USD. Tỉnh Quảng Trị đã làm gì để thuyết phục các nhà đầu tư tìm đến, thưa ông?
Ông Võ Văn Hưng: Hai năm qua, đoàn công tác tỉnh Quảng Trị thực hiện nhiều chuyến đi trong và ngoài nước để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tìm gặp các đối tác tiềm năng và thiết lập hàng loạt kênh đầu tư. Ở bất cứ đâu, chúng tôi cũng trao đổi hết sức chân tình và thẳng thắn rằng, Quảng Trị chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh nhưng khát vọng vươn lên làm giàu của người Quảng Trị rất mãnh liệt.
Để có mỗi mét vuông đất phát triển dự án, chúng tôi phải tiến hành rà phá bom mìn, sàng đãi từng nắm đất cát, làm cho đất đai sạch sẽ, an toàn trước khi bàn giao cho nhà đầu tư. Nói vậy để thấy rằng, xuất phát điểm và điều kiện khách quan của Quảng Trị khá đặc thù. Để thu hút được một đồng vốn đầu tư, chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều, nhất là thuyết phục đối tác thấy được tầm nhìn và khát vọng cháy bỏng của tỉnh Quảng Trị.
Bên cạnh những khoản đầu tư lớn, điều chúng tôi hết sức phấn khởi là ngày càng có nhiều nhà doanh nhân, trí thức, bạn bè, đối tác từ nhiều nơi thế giới tìm đến với Quảng Trị, cùng chung tay góp sức trong công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Trị. Những tình cảm chân thành cùng những đóng góp trí tuệ có ý nghĩa cực kỳ quý giá đối với chúng tôi.
Có thể nói, công việc thu hút nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trở thành nhiệm vụ chính trị của tất cả các cấp, các ngành, mà đi đầu là lãnh đạo tỉnh. Nhờ đó, năm 2021, lần đầu tiên tỉnh thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn đầu tư toàn xã hội, với 56 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư cùng tổng vốn đăng ký gần 70.000 tỷ đồng, cao hơn 10 lần so với năm 2020. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 20 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 542 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 10.756 lao động.
Bên cạnh đó, chúng tôi đang tập trung huy động nguồn lực và triển khai hàng loạt chương trình, dự án lớn tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị cũng như các không gian phát triển mới, hy vọng tiếp tục đạt kết quả mới tốt hơn trong năm nay.
Vào lúc này, nếu đi từ Đông Hà đến Hướng Hóa, từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng, ở khắp các không gian phát triển, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều tên tuổi lớn như Tân Hoàng Cầu, T&T, VSIP, Amata, Eni, Gazprom và rất nhiều “cá mập”, “đại bàng” khác, đặc biệt là hàng trăm doanh nghiệp mới nổi xuất hiện ngày càng đông đảo hơn. Điều đó phần nào phản ánh sức sống mãnh liệt của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Việc thu hút nguồn lực, triển khai thực hiện các dự án đầu tư hết sức sôi động, chúng tôi vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm và hy vọng có thể khái quát vào thời điểm thích hợp. Trong phạm vi cuộc trao đổi này, tôi xin đề cập một số mệnh đề tương đối nổi bật sau:
Thứ nhất là đột phá về tầm nhìn. Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra vả kiên quyết thực hiện chủ trương “biến bất lợi, khó khăn thành tiềm năng, lợi thế”. Các cấp, các ngành rất quyết liệt chuyển hóa tầm nhìn thành chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Thứ hai là đột phá về cơ sở hạ tầng, với hàng loạt công trình, dự án lớn làm thay đổi diện mạo quê hương cũng như khơi dậy tiềm năng ẩn chứa trong đất đai, rừng rú, ao hồ, sông ngòi, biển cả, đô thị, xóm làng…
Thứ ba là đột phá về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, thu hút ngày càng mạnh mẽ chất xám, sức lao động phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh. Chúng tôi đang nỗ lực khơi dậy khát vọng làm giàu chính đáng của mọi thành phần trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ, với mong muốn biến Quảng Trị thành mảnh đất khởi nghiệp hấp dẫn, nơi phô diễn tài năng của công dân thời đại 4.0.
- Trong làn sóng đầu tư vào Quảng Trị, dường như những dự án năng lượng đang chiếm ưu thế. Những dự án này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Năng lượng nói chung, năng lượng tái tạo nói riêng (điện gió, điện mặt trời), ngoài giá trị kinh tế rất to lớn, còn là câu chuyện độc đáo của tỉnh Quảng Trị - xứ sở của gió Lào, nắng gay gắt, chói chang.
Trong hằng thế kỷ, chúng ta coi đó là những dạng thiên tai phải gánh chịu. Thế nhưng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và tầm nhìn đổi mới của Đảng bộ tỉnh với định hướng chiến lược “biến bất lợi, khó khăn thành tiềm năng, lợi thế”, chúng tôi đã biến gió Lào, nắng gắt thành điện năng, thành nguồn năng lượng sạch, tái tạo, tạo ra nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách và giải quyết hàng loạt vấn đề an sinh xã hội.
Quan trọng hơn cả là đã góp phần thay đổi đời sống của hàng vạn người, thay đổi cả cách nghĩ, cách làm. Có rất nhiều thay đổi dễ dàng nhận thấy, đó chính là sức sống mới ở các bản làng xa xôi. Ngày trước, các khu vực này là những nơi biệt lập nhưng ngày nay đã gắn kết bằng giao thông, năng lượng, giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Theo chủ trương của Chính phủ, Quảng Trị sẽ trở thành Trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước, phấn đấu đạt 8.000 - 10.000 MW/năm vào năm 2030. Tôi tin rằng, Quảng Trị cần phấn đấu thu hút nguồn lực mạnh mẽ hơn nữa để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, và nếu được, có thể về đích trước thời hạn. Có thể nói, đó là cách thức cụ thể đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như tham gia tích cực, chủ động vào xu hướng vận hành của khu vực, thế giới.
- Được biết, đến nay, nhiều nhà đầu tư năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, gặp không ít khó khăn, thậm chí thua lỗ, khó tránh khỏi khả năng ảnh hưởng đến nguồn thu của tỉnh. Quảng Trị đã dự trù tình huống đó như thế nào?
Trong quá trình phát triển, dù là ngành năng lượng hay bất cứ ngành nghề nào khác, cũng phải trải qua các giai đoạn khác nhau, lúc thuận lợi, lúc khó khăn. Bởi vậy, để phát triển nhanh và bền vững, chúng ta phải không ngừng đổi mới, thích ứng. Vả lại, tôi tin chắc rằng chúng ta đủ tỉnh táo để không bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ.
Riêng với điện gió, cần khẳng định rằng đó là loại hình năng lượng được đầu tư phát triển ngày càng nhiều, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới. Quan sát xu hướng phát triển gần đây có thể thấy, ngoài việc phát triển điện gió ở đất liền thì ngày càng có nhiều dự án nghiên cứu, đầu tư xây dựng điện gió ở ven biển và ngoài khơi. Điều đó cho thấy, điện gió vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển chứ chưa đến mức bão hòa, cũng có nghĩa là, tiềm năng điện gió còn rất lớn.
Nhân đây cũng cần nói thêm rằng, trong bối cảnh địa chính trị biến động, an ninh năng lượng đang trở thành vấn đề toàn cầu, thì ai làm chủ được năng lượng, người đó có ưu thế, và ngược lại.
Bức tranh điện gió nói riêng, năng lượng nói chung của tỉnh Quảng Trị đã định hình nhưng chưa hoàn thiện. Chúng tôi còn phải nỗ lực trong việc kêu gọi các nhà đầu tư, huy động nhân tài, vật lực, cơ chế, chính sách để có thể hoàn thiện.
Về phía địa phương, tôi xin khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Trị đặc biệt đánh giá cao và luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ mọi cơ hội cũng như khó khăn, thử thách với các nhà đầu tư, bạn bè, đối tác. Chúng tôi mong muốn các nhà đầu tư, bạn bè, đối tác chia sẻ tầm nhìn, chung tay góp sức vào công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Trị thành trung tâm năng lượng như định hướng của Chính phủ, trở thành “biểu tượng trỗi dậy mới về phát triển kinh tế - xã hội”, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.
- Tỉnh Quảng Trị đã lên kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng như thế nào để thu hút nhà đầu tư, thưa ông?
Trong chiến lược phát triển và thu hút nhà đầu tư về Quảng Trị, xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề mấu chốt để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều phương án cho vấn đề này.
Trong đó, tỉnh Quảng Trị đã đề xuất và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt việc xây dựng sân bay Quảng Trị vào quý IV/2022. Đồng thời, địa phương cũng đang tiến hành xây dựng bến cảng Mỹ Thủy, bởi Quảng Trị nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây và việc xây dựng cảng nước sâu sẽ tạo ra một động lực thúc đẩy ngành logistics và một số ngành khách liên quan phát triển. Sự kết nối này là một xu thế tất yếu.
Cùng với đó, tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành tuyến đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây nối thông suốt với tuyến đường bộ ven biển của cả nước. Việc mở rộng tuyến đường này cũng góp phần đưa TP. Đông Hà gần với biển. Từ đó, chúng ta có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển cũng như tạo hành lang thông thoáng cho khu vực này.
Đối với đường Quốc lộ 9, chúng tôi đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và giao các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo với chiều dài 57km. Mục tiêu là để tỉnh Quảng Trị có thể kết nối nhanh với các nước Thái Lan, Myanmar và Lào. Cùng với cao tốc Bắc - Nam đã được hình thành, cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ dự kiến khởi công vào tháng 10 tới sẽ giúp chúng ta có thêm sự kết nối giữa các khu vực.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.