Quốc gia thu nhập thấp: Vẫn trong vòng luẩn quẩn đói nghèo và nợ nần

Hoàng Minh - 13/01/2025 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Sau nhiều năm chịu các cú sốc liên tục, nền kinh tế toàn cầu cuối cùng cũng cho thấy dấu hiệu ổn định. Tuy nhiên, trong khi các nền kinh tế tiên tiến đã phục hồi phần lớn thì các nước đang phát triển vẫn chưa bắt kịp, còn các nước thu nhập thấp có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn nữa.

Toàn cầu xóa bỏ đói nghèo vào 2030: Mục tiêu ngoài tầm với?

Theo Báo cáo Nhìn lại 2024 của Ngân hàng thế giới (WB), ngày nay, khoảng 700 triệu người tức khoảng 8,5% dân số toàn cầu sống trong cảnh nghèo đói cùng cực với mức thu nhập dưới 2,15 USD/ngày. Khoảng 3,5 tỷ người sống với mức thu nhập dưới 6,85 USD/ngày. Ngưỡng nghèo đói liên quan nhiều hơn đến các quốc gia có thu nhập trung bình, nơi sinh sống của 3/4 dân số thế giới.

Vì thế, WB tiếp tục cảnh báo, nếu không có hành động quyết liệt, có thể mất hàng thập kỷ để xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và hơn một thế kỷ để xóa bỏ tình trạng nghèo đói theo định nghĩa của gần một nửa thế giới.

Tính đến năm 2024, hơn 1/3 dân số tại các quốc gia đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc WB và hơn một nửa số người ở khu vực châu Phi cận Sahara đang chịu cảnh nghèo đa chiều, cho thấy những thách thức phát triển dai dẳng vẫn còn tồn tại.

Đầu tháng 1/2025, cộng đồng quốc tế đã cùng nhau tái khẳng định cam kết với IDA, tổ chức cung cấp các khoản vay ưu đãi cho 78 quốc gia thu nhập thấp. Lần bổ sung vốn thứ 21 của IDA đã huy động được 23,7 tỷ USD để thúc đẩy phát triển cho các quốc gia này trong giai đoạn 2025-2028.

Nhờ mô hình huy động độc đáo của IDA, số tiền này sẽ tạo ra 100 tỷ USD tài trợ với chi phí thấp, giúp các quốc gia thúc đẩy tăng trưởng việc làm, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt hơn, cải thiện giáo dục, mở rộng tiếp cận điện, tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng, cùng nhiều lĩnh vực khác.

Theo WB, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng mạnh mẽ gánh nặng nợ của tất cả các quốc gia đang phát triển và sự gia tăng lãi suất toàn cầu sau đó đã khiến nhiều quốc gia khó phục hồi hơn.

Theo WB, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng mạnh mẽ gánh nặng nợ của tất cả các quốc gia đang phát triển và sự gia tăng lãi suất toàn cầu sau đó đã khiến nhiều quốc gia khó phục hồi hơn.

Đến cuối năm 2023, tổng nợ nước ngoài của các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đã đạt mức kỷ lục 8,8 nghìn tỷ USD, tăng 8% so với năm 2020. Các khoản thanh toán lãi vay của các quốc gia đang phát triển đã tăng gần 1/3 lên 406 tỷ USD, khiến các quố gia có ít nguồn lực hơn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục và môi trường.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng, WB đánh giá khả năng của các quốc gia đang phát triển, tăng cường tính minh bạch cũng như năng lực quản lý nợ.

Từ năm 2022, WB và các tổ chức đa phương khác đã đầu tư gần 51 tỷ USD nhiều hơn số tiền thu được từ các khoản thanh toán nợ của các quốc gia đủ điều kiện nhận hỗ trợ IDA, trong đó WB chiếm 1/3 con số này.

Nợ của các quốc gia thu nhập thấp và trung bình (LMICs) đạt mức kỷ lục 8,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023, với tỷ lệ tăng thậm chí còn cao hơn đối với các quốc gia nghèo nhất.

Tăng trưởng chậm hơn và chưa sẵn sàng việc kinh doanh

Theo WB, tăng trưởng toàn cầu dự kiến duy trì ở mức 2,6% vào năm 2024 trước khi nhích lên trung bình 2,7% vào năm 2025 và 2026. Mặc dù có tín hiệu tích cực, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình 3,1% trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19.

Các nền kinh tế đang phát triển được dự đoán sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2024, chậm hơn một chút so với năm 2023. Điều này có nghĩa là từ năm 2024 đến 2026, các quốc gia chiếm hơn 80% dân số thế giới và tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu vẫn sẽ tăng trưởng chậm hơn so với thập kỷ trước đại dịch.

Các quốc gia đạt kết quả tốt hơn trong việc ban hành các quy định để cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia so với việc cung cấp các dịch vụ công cần thiết để đạt được tiến bộ thực sự.

Báo cáo Business Ready 2024 lần đầu tiên của WB đã đánh giá 50 nền kinh tế, tất cả đều có những khoảng cách trong việc thực thi, cản trở môi trường kinh doanh.

Các nền kinh tế đạt điểm trung bình 65,5 về chất lượng khung pháp lý, nghĩa là gần 2/3 đường tới mục tiêu sẵn sàng kinh doanh trong lĩnh vực này. Nhưng họ chỉ đạt 49,7 điểm về các dịch vụ công, cho thấy họ mới đạt một nửa mức cần thiết.

Thế giới chỉ đạt khoảng 2/3 mức sẵn sàng về chất lượng các quy định kinh doanh và chỉ đạt một nửa mức sẵn sàng khi xét đến hiệu quả của các dịch vụ công dành cho khu vực tư nhân.

Hậu quả biến đổi khí hậu lan rộng

Trong khi tín hiệu kinh doanh chưa khả quan và tình trạng đói nghèo chưa cải thiện thì thế giới tiếp tục đối mặt với vấn đề cấp bách từ biến đổi khí hậu.

Theo WB, 1,2 tỷ người trên thế giới đang phải đối mặt với những rủi ro thay đổi cuộc sống từ các mối nguy liên quan đến khí hậu, chẳng hạn như lũ lụt, sóng nhiệt, hạn hán hoặc lốc xoáy.

Ước tính từ 103 quốc gia, chiếm 86% dân số toàn cầu, cho thấy vào năm 2021 có 1,2 tỷ người phải đối mặt với ít nhất một mối nguy liên quan đến khí hậu và dễ bị tổn thương nghiêm trọng ở ít nhất một khía cạnh.

Do tỷ lệ tiếp xúc với sóng nhiệt rất cao, dân số Nam Á có mức độ phơi nhiễm cao nhất với các cú sốc khí hậu (gần 90%) và khoảng 30% dân số ở mức rủi ro cao. Tại Châu Phi cận Sahara, khoảng 40% dân số phải đối mặt với các cú sốc khí hậu, và gần như toàn bộ nhóm dân số này được coi là chịu rủi ro cao.

Để chống lại thảm họa từ biến đổi khí hậu, trong năm tài chính 2024, WB cung cấp khoản tài trợ kỷ lục 43 tỷ USD cho các hoạt động liên quan đến khí hậu và dự kiến dành 45% nguồn tài trợ hàng năm cho hoạt động khí hậu vào năm 2025.

“Dự báo không phải là định mệnh.” Chúng ta không ngây thơ trước thách thức và đây chỉ là khởi đầu của một hành trình dài. Chúng ta cần hành động khẩn cấp, tập thể để quay lại lộ trình và đạt được mục tiêu chấm dứt nghèo cùng cực, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung trên một hành tinh đáng sống vào năm 2030", báo cáo của WB kêu gọi..

Theo đó, các quốc gia phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bao trùm và bền vững để giải quyết những thách thức toàn cầu đan xen và khởi động lại tiến trình phát triển.

Theo Theo WB
Nghèo khổ là gì? Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

Nghèo khổ là gì? Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

Học thuật
(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Nghèo khổ là gì? Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
Cùng chuyên mục
Tin khác