Công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02 năm 2025 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.
Đây là bộ chỉ tiêu thống kê liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng nhằm cung cấp số liệu đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Theo đó, 145 chỉ tiêu thống kê phản ánh 17 mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam bao gồm:
Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng về giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
Mục tiêu 12. Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.
Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững.
Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.
Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp.
Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Về tổ chức thực hiện, thông tư 02 nêu rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế. Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam và phổ biến thông tin thống kê các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan căn cứ vào Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, biên soạn những chỉ tiêu được phân công và cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp chung.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2025.
Đề xuất lập các đặc khu kinh tế Net Zero để hút vốn ngoại
Vay 350 tỷ đồng trái phiếu, Sài Gòn Xanh chịu lãi suất cao 12%
(VNF) - Công ty Xuất nhập khẩu Sài Gòn Xanh là chủ đầu tư Khu dân cư An Phước Sài Gòn tại tỉnh Long An mới huy động thành công 350 tỷ đồng.
'Startup xanh' sẽ nhận 20.000 USD nếu vào vòng chung kết cuộc thi của PepsiCo
(VNF) - PepsiCo vừa chính thức khởi động Chương trình Greenhouse Accelerator (GHAC) năm thứ ba tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Châu Á- TBD) - chương trình dành cho các công ty khởi nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính.
Hãng gọi xe 8 tỷ USD vào Việt Nam: ‘Phá giá’, giành khách của Xanh SM, Grab
(VNF) - Thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam đang nóng lên khi Xanh SM và Bolt gia nhập cuộc đua. Sau khi Gojek rút lui, Xanh SM đã chiếm 20% thị phần nhờ chiến lược vận tải xanh và hợp tác chiến lược, trong khi Grab vẫn giữ 42% thị phần.
Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh
(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.
Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025
(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh
(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.
Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi
(VNF) - Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh
(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…
Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án điện tái tạo, mở cửa phát triển điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cho rằng, từ nay đến 2030 không còn nhiều thời gian, Việt Nam cần có quy trình rõ ràng, chi tiết để các nhà đầu tư thực hiện.
Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời
(VNF) - Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy gần 2/3 các nhà máy điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc.
Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?
(VNF) - Quy hoạch điện VIII đã đưa ra tầm nhìn đầy tham vọng cho ngành điện gió ngoài khơi đến năm 2030 tại Việt Nam. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần nhanh chóng triển khai những giải pháp đột phá và quyết liệt hơn. Đây là thời điểm quyết định!
'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'
(VNF) - Ông Darryl J. Dong - Đại diện Cấp cao Phụ trách Văn phòng TP.HCM, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng: Việc thiếu các quy định rõ ràng không chỉ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn mà còn làm “đại bàng” – tập đoàn lớn rời đi. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Nhiều tập đoàn lớn đã đến Việt Nam với mong muốn đầu tư, nhưng vì thiếu các quy định cụ thể nên họ đã quyết định rút lui.