Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Góp ý về việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, VCCI cho biết, mục tiêu của Quỹ bình ổn giá mà Bộ Công thương thuyết minh là nhằm khiến giá xăng dầu không tăng và giảm quá mạnh, từ đó giúp tránh lạm phát kỳ vọng, lạm phát tâm lý. Nếu không có Quỹ thì khi giá xăng tăng sẽ khiến giá cả hàng hóa khác tăng theo, nhưng khi giá xăng giảm thì giá cả hàng hóa khác không giảm theo.
Cơ quan Nhà nước kỳ vọng rằng Quỹ bình ổn sẽ giúp làm giảm biên độ biến động giá xăng dầu trong nước. Đây là mong muốn hợp lý. Tuy nhiên, VCCI cho biết, nghiên cứu về việc điều hành quỹ bình ổn trong thời gian qua và nhận thấy quỹ đã không đạt được mục tiêu như đã kể trên - sự biến động giá của xăng dầu sau khi sử dụng Quỹ không có sự khác biệt lớn khi so sánh với trường hợp không sử dụng quỹ.
Lý do của sự khác biệt giữa kỳ vọng của nhà làm chính sách và thực tiễn là do nhà điều hành không thể tiên đoán được giá xăng dầu trong tương lai. Nếu muốn giảm được biên độ biến động giá, nhà điều hành cần dự đoán được giá xăng dầu thế giới. Ví dụ, nếu tại kỳ điều hành thứ nhất, giá thế giới tăng so với trước đó, nhà điều hành xả Quỹ để giá trong nước không tăng mạnh so với trước đó. Nếu tại kỳ điều hành thứ hai, giá thế giới giảm so với kỳ trước đó, thì quyết định xả Quỹ này có tác dụng giảm biến động giá.
Tuy nhiên, nếu tại kỳ điều hành thứ hai, giá thế giới lại tiếp tục tăng thì quyết định xả Quỹ tại kỳ điều hành thứ nhất lại khiến giá biến động mạnh hơn tại kỳ thứ hai. Nhà điều hành luôn rơi vào tình trạng không thể dự đoán được giá thế giới sẽ diễn biến thế nào vào kỳ sau để có quyết định trích hay xả Quỹ đúng đắn.
Bởi vậy, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy Quỹ bình ổn không đạt được mục tiêu giúp bình ổn giá như mong muốn của Nhà nước. Do đó, VCCI đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
VCCI cũng để nghị cân nhắc lựa chọn phương án hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với các chi phí phát sinh để thực hiện nghĩa vụ dự trữ lưu thông bắt buộc. Để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia luôn được bảo đảm, cần xử lý như sau: Trong trường hợp Nhà nước vẫn điều hành giá thì cần tính chi phí dự trữ lưu thông vào giá bán lẻ để bảo đảm nguyên tắc tính đúng tính đủ chi phí. Trong trường hợp giá được vận hành theo cung cầu thị trường thì Nhà nước cần chi trả chi phí dự trữ xăng dầu này, có thể theo hình thức đặt hàng giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu từ nguồn ngân sách.
VCCI cũng cho rằng, việc Nhà nước không điều hành giá mà để cung cầu của thị trường quyết định thì luôn phải đi kèm với tăng cường tính cạnh tranh của thị trường. Chỉ có áp lực cạnh tranh mới khiến nhà cung cấp không thể tăng giá một cách bất hợp lý.
Bởi hiện nay, rất nhiều quy định quản lý trong lĩnh vực xăng dầu đang làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, có thể kể đến như sau: Quy định về điều hành giá khiến các doanh nghiệp không cạnh tranh về giá; Quy định phân phối 1:1 giữa cửa hàng bán lẻ và đơn vị bán buôn. Quy định này khiến các đơn vị bán buôn không cạnh tranh trực tiếp với nhau khi thu hút cửa hàng bán lẻ;
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú lý giải: “Quỹ bình ổn xăng dầu chỉ có tác dụng khi biên độ biến động giá xăng dầu thế giới thấp, ở phạm vi hẹp. Còn khi giá thế giới tăng giá mạnh, quỹ bình ổn bị âm thì sẽ gây khó khăn cho công tác bình ổn giá. Ngoài ra, quỹ này là trích tiền của dân, vậy mà khi quỹ bình ổn âm, giá xăng dầu thế giới giảm thì người tiêu dùng cứ mỗi lít xăng lại phải gánh thêm vài trăm đồng nữa là hết sức vô lý”.
Do đó, chuyên gia cho rằng quỹ này cần loại bỏ và thay thế bằng công cụ khác hữu dụng hơn, vừa phát huy được tối đa vai trò bình ổn giá xăng dầu vừa ngăn chặn được lạm phát. “Bỏ cái “phao” chưa chuẩn đi để thay bằng cái “phao” khác. Tôi thấy rằng, ở các nước khác người ta xây dựng cái “phao” đó bằng hiện vật, tức là bằng dự trữ xăng dầu và việc này đã phát huy hiệu quả tốt".
Đồng quan điểm, PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng với doanh nghiệp, quỹ này là không cần thiết, gây phiền hà cho hoạt động doanh nghiệp.
Trong khi đó, theo ông Long, đối với người tiêu dùng, họ được hưởng lợi khi giá xăng dầu tăng, được chi quỹ để giá xăng dầu trong nước không tăng hoặc không tăng mạnh so với thế giới. Nhưng họ lại không được lợi khi giá xăng dầu thế giới giảm, đáng lý ra họ được hưởng giá thấp nhưng lại phải trích quỹ, làm giá trong nước không giảm sâu bằng giá thế giới.
Ông Long nhấn mạnh trong trường hợp đủ nguồn xăng dầu dự trữ hoặc giá xăng dầu có thể được thả nổi cho thị trường quyết định và có thể rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu xuống còn 2-3 ngày thì quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn cần thiết.
“Việc dự trữ xăng dầu là tất yếu và cần thiết cho cả Nhà nước cùng doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà không có dự trữ thì sẽ không thể ứng phó với những biến động khôn lường về giá cả trong hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, hiện nay nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia quá mỏng”, ông Long nhấn mạnh.
Ông Long nhấn mạnh, ở các nước, nguồn dự trữ xăng dầu của họ ít nhất từ 1-3 tháng, còn ở nước ta dự trữ được 5 - 7 ngày là quá mỏng. Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, vừa rồi chúng ta đã có chủ trương xây dựng nhà máy lọc dầu và kho dự trữ ở Vũng Tàu, với kinh phí khoảng gần 2 tỷ USD và làm trong vòng 2 năm.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.