'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho hay nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới.
"Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa", chuyên gia kinh tế Irvin Seah của DBS tại Singapore nói trong báo cáo ra ngày 28/5.
Việc GDP Việt Nam vượt Singapore thoạt nghe có vẻ lạ, nhưng chỉ cần đối chiếu GDP hai nước, có thể nhận thấy việc Việt Nam vượt Singapore về quy mô nền kinh tế chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Việt Nam dự kiến đạt 260,3 tỷ USD trong năm 2019, còn GDP của Singapore dự kiến đạt 372,8 tỷ USD. Sau 10 năm, việc Việt Nam thu hẹp khoảng cách rồi vượt Singapore là không có gì đáng ngạc nhiên.
PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), bình luận: “Singapore chỉ có dân số khoàng 5 triệu người trong khi dân số Việt Nam đang tiến tới mốc 100 triệu người. Vậy có thể thấy là ngay cả khi GDP Việt Nam bằng và bắt đầu vượt Singapore thì GDP/đầu người của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/20 của Singapore thôi”.
“Việc Việt Nam vượt Singapore về quy mô GDP chỉ là một hiện tượng, con số đó chỉ mang ý nghĩa thống kê chứ không có nhiều ý nghĩa về chất”, ông Thành nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong một hội thảo, đã nhắc lại một nhận xét thú vị được nêu trong Báo cáo Việt Nam 2035. Báo cáo này dẫn một nghiên cứu so sánh Việt Nam vào năm 1820 và Việt Nam vào năm 2035.
Cụ thể, vào năm 1820 (Nguyễn triều, Minh Mạng năm thứ nhất) Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới. Quy mô kinh tế của Việt Nam khi đó lớn hơn Philippines và Malaysia cộng lại và gấp rưỡi quy mô kinh tế Thái Lan.
“Nhưng 200 năm sau, ta nhìn lại, ta so với thế giới thế nào? Về thu nhập, ta chỉ bằng 25% so với mức trung bình của thế giới. Một sự tụt hậu mạnh mẽ”, bà Phạm Chi Lan nhận xét.
Về các mặt khác, so với Philippines, Thái Lan, Việt Nam còn một khoảng cách xa, nhất là so với Thái Lan. Việc đuổi kịp Thái Lan cũng là rất khó khăn đối với Việt Nam.
“Ngân hàng Thế giới tính toán đến 2035, Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình cao, nhưng với điều kiện phải đổi mới rất mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó có việc chuyển sang nền kinh tế đổi mới sáng tạo, dựa trên năng suất lao động cao. Việt Nam phải thoát ra khỏi cách phát triển dựa trên lao động giá rẻ và chỉ đứng ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
“Khuyến nghị quan trọng nhất của báo cáo đó là Việt Nam phải thực hiện đổi mới thể chế, bộ máy nhà nước phải thoát khỏi tình trạng phân mảnh để trở thành một nhà nước hiện đại. Một nhà nước hiện đại mới có thể chế hiện đại và đủ sức dẫn dắt nền kinh tế đi lên”, bà Phạm Chi Lan nói.
Vị nữ chuyên gia nói thêm: “Chúng ta khó mà nói vào năm 2020, Việt Nam có thể trở lại vị trí của năm 1820 được. Vì bây giờ là năm 2019, chỉ còn 1 năm nữa thôi, nên việc đó là hoàn toàn không khả thi. Nhưng mà bao giờ đây, bao giờ Việt Nam trở lại được vị thế của mình cách đây 200 năm?”
“Tôi muốn đặt câu hỏi đó cho các bạn trẻ. Tương lai đó nằm trong tay các bạn. Phát triển được kinh tế số thì trong trung dài hạn, ví chừng 20 năm nữa, có thể giúp Việt Nam bằng được những gì các cụ nhà mình đã làm 220 năm trước đó”, bà Lan tha thiết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.