PGS.TS Nguyễn Đức Thành: ‘Việt Nam không phải là điểm đến số 1 cho Nhật, Mỹ’

Xuân Hải - 29/05/2019 16:17 (GMT+7)

(VNF) – “Đối với Nhật, Mỹ, Việt Nam không phải là điểm đến số 1 mà đó là Thái Lan, Malaysia, Indonesia – nơi họ đã có cơ sở hạ tầng tương đối tốt trong quá khứ cũng như lao động dồi dào và có lợi thế tiếng Anh. Việt Nam chỉ là một ứng cử viên thôi”, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nói.

VNF
PGS.TS Nguyễn Đức Thành

Dòng tiền đầu tư có sự phân luồng

Tại buổi công bố “Báo cáo kinh tế thường niên 2019”, PGS.TS Nguyễn Đức Thành bình luận rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là cơ hội lớn cho các nước.

“Sự thịnh vượng của Đông Nam Á trong thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước chỉ đến sau xung đột thương mại Mỹ - Nhật. Cuộc xung đột thương mại đó khiến Nhật gần như lụn bại, đồng Yên tăng giá khiến doanh nghiệp sản xuất chạy sang vùng Đông Nam Á và tạo nên sự thịnh vượng của khu vực này. Tôi dự báo thương chiến Mỹ - Trung hiện nay cũng sẽ như vậy. Nhưng tôi e rằng Việt Nam sẽ không lạc quan lắm với làn sóng đầu tư”, ông Thành nói.

Ông Thành cho hay: “Tôi có nói chuyện với cựu đại sứ Nhật Bản và ông ấy cho biết 2 vạn doanh nghiệp Nhật Bản đang loay hoay tìm hướng đi do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Họ có vào Việt Nam không? Chúng ta cứ quan sát sẽ thấy”.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong số 59 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,5 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Làn sóng đầu tư của Trung Quốc đã tăng mạnh trong thời gian qua đến mức trở thành một hiện tượng gây chú ý lớn.

Bình luận về tình trạng này, PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho rằng đây là hệ quả trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

“Việt Nam đang tiếp nhận vốn và ta nhìn thấy có sự phân luồng đầu tư”, ông Thành nói.

Cụ thể, theo ông Thành, các nước có trình độ phát triển cao như Nhật, Mỹ ưa thích đầu tư dài hạn, bởi vậy những nước này cân nhắc rất kĩ chuyện đổ vốn vào đâu.

“Đối với nhóm nước này, Việt Nam không phải là điểm đến số 1 mà là Thái Lan, Malaysia, Indonesia – nơi họ đã có cơ sở hạ tầng tương đối tốt trong quá khứ cũng như lao động dồi dào và có lợi thế tiếng Anh. Việt Nam chỉ là một ứng cử viên thôi”.

“Nhưng trong khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc lại đổ vốn vào Việt Nam. Lý do là các doanh nghiệp Trung Quốc thấy Việt Nam gần gũi với họ hơn về văn hóa, địa chính trị và địa lý”, ông Thành phân tích.

Theo ông Thành, Việt Nam không thể can thiệp được vào tính toán của giới đầu tư ngoại, nhưng Việt Nam có thể lựa chọn để chọn được nhà đầu tư chất lượng cao, có cam kết lâu dài như Nhật, Mỹ, Hàn, chọn được các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

“Nhưng muốn như vậy, ta phải tự hoàn thiện bản thân. Còn ta lại bị mua chuộc, lại dễ dãi trong điều kiện về môi trường, về kinh doanh, về người lao động thì ta chỉ đón được người phù hợp với sự dễ dãi đó. Câu chuyện này nằm ở chính ta”, ông Thành nói thêm.

Đứng giữa thương chiến Mỹ - Trung, Việt Nam chưa hẳn đã hưởng lợi về thương mại

Đánh giá thêm về các tác động của thương chiến Mỹ - Trung, PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho rằng trong bối cảnh môi trường kinh doanh quốc tế đang biến động như hiện nay, Việt Nam sẽ hưởng lợi về đầu tư – cái lợi trong trung và dài hạn.

Tuy nhiên, về thương mại, tác động của thương chiến Mỹ - Trung sẽ khiến thương mại của Việt Nam khó dự báo về hiệu quả.

Theo ông Thành, dưới tác động của thương chiến, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng nhanh, vì hàng hóa Trung Quốc bị chặn vào Mỹ. Hàng Việt Nam có lợi thế hơn, người Mỹ cũng sẽ chuyển sang lựa chọn hàng Việt Nam nhiều hơn vì lợi thế giá.

Nhưng ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ giảm, vì chính quyền Trung Quốc sẽ thực thi biện pháp bảo vệ thị trường nội địa của họ.

“Trung Quốc có thể ngăn chặn hàng nhập vào Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi thấy số liệu xuất khẩu sang Trung Quốc bị giảm mạnh, bắt đầu tư quý IV/2018 đến nay. Sự suy giảm này còn lớn hơn về quy mô so với lượng ta tăng lên ở Mỹ. Cho nên có lúc ta thấy xuất khẩu của Việt Nam giảm tuyệt đối mặc dù xuất khẩu sang Mỹ của ta tăng.

“Trong tương lai, xuất khẩu sang Mỹ mà vượt phần nhập khẩu TQ thì ta lại có lợi thế. Cho nên thương mại của ta có cái pha trộn, chưa rõ ràng, không giống đầu tư”, ông Thành nhìn nhận.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.