Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Mới đây, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết tới nay, phía Temu chưa đăng ký với cơ quan quản lý Việt Nam.
Tại cuộc họp báo chiều 23/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã nhấn mạnh rằng, theo Nghị định 85/2021, tất cả các sàn giao dịch thương mại điện tử phải đăng ký khi hoạt động tại Việt Nam.
Trước đó, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, hiển thị bằng tiếng Việt hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch mỗi năm từ Việt Nam cũng phải thực hiện đăng ký. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thừa nhận rằng vẫn còn một số nền tảng chưa tuân thủ quy định này.
Trước những lo ngại và quyết định cấm Temu của một số quốc gia như Indonesia, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiến hành rà soát và đánh giá tác động. Bộ cũng khẳng định sẽ triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả.
Về vấn đề giá cả, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân bày tỏ: "Tôi cũng khá bất ngờ khi thấy mức giá của họ rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta cần điều tra và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào về chất lượng hàng hóa".
Theo ghi nhận, trên website, Temu đã ra mắt phiên bản tiếng Việt trên website và ứng dụng, đồng thời chạy quảng cáo trên mạng xã hội trong hai tuần qua. Nền tảng này cam kết thời gian vận chuyển hàng hóa về Việt Nam chỉ mất 4 - 7 ngày nhờ lợi thế địa lý và kết nối đường bộ.
Đặc biệt, Temu cũng vừa giới thiệu hình thức kiếm tiền thông qua chương trình tiếp thị liên kết tại Việt Nam, với mức hoa hồng dao động từ 10% đến 30%. Ngoài ra, người tham gia còn có cơ hội nhận thêm 150.000 đồng khi có người đăng ký qua đường link của họ, cùng nhiều mã giảm giá lên đến 90% cho các sản phẩm.
Temu, phiên bản quốc tế của Pinduoduo, là nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai tại Trung Quốc, thuộc sở hữu của PDD Holdings. Ra mắt lần đầu tiên tại Mỹ vào tháng 9/2022, Temu đã nhanh chóng mở rộng sang Canada, Australia, New Zealand và nhiều quốc gia ở châu Âu cùng Đông Nam Á.
Hiện tại, Temu đã bị Indonesia cấm hoạt động, trong khi một số quốc gia khác cũng bày tỏ lo ngại về nền tảng này. Temu kết nối người tiêu dùng với các nhà sản xuất tại Trung Quốc, cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất có thể. Một trong những lý do chính giúp Temu duy trì giá thành thấp là chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển, khác với nhiều nền tảng khác.
Temu hiện đang là nền tảng thương mại điện tử phổ biến thứ hai thế giới với 663 triệu lượt truy cập trung bình hàng tháng trong quý III, chỉ đứng sau Amazon với 2,7 tỷ lượt truy cập. Nửa đầu năm nay, tổng giá trị giao dịch (GMV) trên sàn này đạt 20 tỷ USD, vượt năm 2023 (18 tỷ USD).
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.