Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Có thể nói, sông Sài Gòn là dòng sông mà hai bên bờ có mức độ đô thị hóa cao nhất Việt Nam. Nếu nhìn đôi bờ nơi một con sông chảy giữa đô thị lớn như Sông Hồng (Hà Nội), Sông Hàn (Đà Nẵng), Sông Hậu (Cần Thơ), vẫn rất dễ dàng để nhận ra hai bên sông Sài Gòn có mức độ đô thị hóa cao nhất.
Như bao dòng sông lớn tại các đô thị lớn, sông Sài Gòn là nơi cung cấp nước ngọt, cung cấp nguồn lợi thủy sản, là nơi tàu thuyền xuôi ngược chở hàng, chở người, khơi nguồn cảm hứng cho đời sống, nghệ thuật. Dòng sông lớn tác động đến mọi mặt của đô thị lớn. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa cao tại các đô thị lớn của Việt Nam như TP. HCM thì việc khai thác hiệu quả dòng sông lớn như Sông Sài Gòn được nhiều nhà kinh tế, chuyên gia hạ tầng giao thông đề cập thường xuyên.
Đã từng có tập đoàn kinh tế tư nhân đề xuất xây đại lộ ven hai bờ sông Sài Gòn, cùng rất nhiều ý tưởng phát triển kinh tế thành phố gắn liền với dòng sông này như du lịch trên sông, buýt đường sông. Nhưng cho đến nay, nhìn chung, dòng sông Sài Gòn chưa được ‘trọng dụng’ tối đa cho phát triển giao thông vận tải và du lịch.
TP. HCM cũng như bao đô thị lớn tại Việt Nam và trên thế giới vẫn đang đối mặt với vấn đề tắc nghẽn giao thông.
Một đại lộ ven sông Sài Gòn được đánh giá sẽ giúp giảm áp lực giao thông nội đô đáng kể. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án quy mô này được cho là rất khó vì quỹ đất ven sông không còn, chưa kể, việc làm cầu cạn ven bờ sông cũng rất tốn kém.
Phát triển giao thông đô thị tại đô thị lớn như TP. HCM vẫn được nhận định cần nguồn vốn và quỹ đất lớn. Chưa kể, để phát triển giao thông đô thị tại các đô thành lớn hơn 10 triệu dân thuộc một quốc gia đang phát triển đòi hỏi các ý tưởng sáng tạo mang tính đột phá. Thứ nhất là để tiết kiệm chi phí đầu tư nhất, thứ hai là thực hiện dự án ít tốn kém quỹ đất nhất và thứ ba là thời gian thi công nhanh nhất.
Sông Sài Gòn đoạn chảy ở TP. HCM hoàn toàn nằm trong nội đô với chiều dài uốn lượn qua các quận huyện hơn 80km. Thành phố có thể khảo sát và thiết lập tuyến cáp treo ven 2 bờ sông và các nhà ga đón trả khách trung tâm tại các quận, qua đó, cư dân sẽ có thêm phương tiện giao thông công cộng mới mẻ, phục vụ cho việc đi lại hàng ngày cũng như du lịch khám phá. Tại các vị trí thuận tiện, có thể làm các hệ thống cáp treo vượt sông để người dân dễ dàng di chuyển sang sông.
Đã từng có thời điểm, ý tưởng cáp treo đô thị được đề xuất cho TP. HCM gây khá nhiều tranh cãi. Người ta cho rằng việc đầu tư và thi công cáp treo khá nhanh, ít tốn mặt bằng, hướng tuyến dễ linh hoạt và chi phí đầu tư khá thấp so với đầu tư metro. Gần đây, các đô thị lớn như Yokohama của Nhật Bản và Paris của Pháp đã thực hiện đầu tư tuyến cáp treo mẫu thành công và trong tương lai, các thành phố này sẽ quy hoạch nhiều tuyến mới. Các đô thị hiện đại này đầu tư cáp treo sẽ là động lực cho thành phố chúng ta nghiên cứu thực hiện. Người dân, du khách, nhà đầu tư khi đến với TP. HCM sẽ có phương tiện giao thông mới thuận tiện và sẽ là một nét giao thông đô thị đáng nhớ của khu vực.
Các khu đô thị mới bên kia bờ có thể được quy hoạch là các đô thị không phát thải, dân cư đi lại bằng xe đạp, xe điện, thậm chí đi bộ và các tuyến cáp treo vượt sông sang khu nội đô hiện hữu sẽ giúp người dân có môi trường sống thoải mái nhất, không khói bụi xe máy. Một xã hội không phát thải theo mục tiêu ‘Net zero’ của Việt Nam vào 2050 sẽ dần hiện thực.
Những năm đầu thập niên 1990, người dân Sài Gòn và du khách đều nhớ đến có một khách sạn nổi 5 sao, cao 5 tầng với 201 phòng, neo đậu tại Bến Bạch Đằng. Khách sạn do tập đoàn Nhật Bản EIC Development sở hữu. Nhận thấy các làn sóng đầu tư nước ngoài vào TP. HCM sau đổi mới, cùng lúc, thành phố chưa có nhiều cơ sở lưu trú sang trọng, nhà đầu tư Nhật Bản đã mua và mang khách sạn nổi này neo trên Sông Sài Gòn. Trong suốt 7 năm hoạt động tại thành phố, khách sạn nổi 5 sao là một biểu tượng, là nơi hội tụ của giới thượng lưu và khách quốc tế.
Những năm đầu của thập kỷ 1990 của thế kỷ trước, thành phố khan hiếm bất động sản cao cấp như khách sạn 5 sao. Ở giai đoạn này, thành phố còn nhiều quỹ đất ở khu vực trung tâm để phát triển bất động sản dòng cao.
Tuy nhiên, sau hơn 30 năm phát triển, khi quỹ đất khu vực trung tâm đã khai thác hết, TP. HCM có thể cân nhắc phát triển bất động sản mặt sông Sài Gòn như đã từng. Cùng đó, khảo sát và quy hoạch các khu vực phát triển khu đô thị, khách sạn nổi ven sông trên suốt tuyến sông 80 km này.
Các khu đô thị nổi ven sông Sài Gòn kết nối với các tuyến cáp treo ven sông và cáp treo vượt sông không chỉ tạo thêm không gian sống sông nước, tạo thêm phương tiện đi lại thuận lợi mà chúng sẽ làm cho thành phố có điểm nổi bật ấn tượng trong khu vực Đông Nam Á.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.