Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo các đại biểu, cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành chưa bao quát hết phạm vi, đối tượng bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án; cần làm rõ phương án phục hồi sản xuất và thu nhập cho người dân tái định cư, đặc biệt là phương án bố trí đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ tái định cư nông nghiệp.
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Hoàng Văn Cường phát biểu. Ảnh: TTXVN
Theo Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Dự án này còn thiếu dữ liệu chi tiết để tính toán chắc chắn, chính xác quy mô đất cần thu hồi, tổng bồi thường, phương án hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư; chưa đánh giá đầy đủ tác động của Dự án.
Đại biểu phân tích, theo báo cáo, trong giai đoạn 2018 – 2019 sẽ xây dựng xong một khu tái định cư với diện tích 280 ha và có 4.823 lô đất, trong đó 98% dành để tái định cư cho hơn 4.000 hộ.
Còn trong giai đoạn 2019 – 2020 xây dựng tiếp khu tái định với diện tích 282,79 ha, phân thành 1.539 lô đất và có 30% để tái định cư cho 469 hộ.
Tuy nhiên, với những khu vực quy hoạch xây dựng đô thị mới thì giá đất trên thị trường thay đổi hàng ngày. Trong khi 4.727 hộ khu tái định cư giai đoạn 1 đã nhận đền bù xong trong giai đoạn 2018 – 2019 thì 469 hộ ở giai đoạn hai đến năm 2020 mới đền bù, di dời tái định cư, khi đó giá đất trên thị trường tăng lên rất nhiều.
"Khi đó thực hiện đền bù theo giá thị trường hay giá giai đoạn trước? Đây chính là nguyên nhân gây khiếu kiện trong giải phóng mặt bằng và đền bù tái định cư hiện nay", đại biểu đặt vấn đề.
Bên cạnh đó, theo đại biểu Cường, khu vực sân bay Long Thành sẽ hình thành khu đô thị mới theo hướng dịch vụ và trung tâm phát triển gần sân bay với hàng ngàn ha. Việc hình thành khu tái định cư tại Bình Sơn với quy mô 289,79 ha sẽ phá vỡ quy hoạch để hình thành thành phố sân bay hiện đại trong tương lai tại khu vực này.
Còn theo Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), cần sớm thúc đẩy công trình này đi vào thực hiện vì 12 năm qua, gần như đây là dự án treo; đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ, tránh tiêu cực phát sinh như nhiều dự án đã triển khai.
Đại biểu mong muốn Nghị quyết của Quốc hội bên cạnh việc điều chỉnh cụ thể về kỹ thuật để bảo đảm tính khả thi của dự án này, cần nhấn mạnh đến những yếu tố để giám sát việc thực thi.
"Chúng ta đã có rất nhiều dự án lớn không phải là "đầu voi, đuôi chuột", mà là "đầu chuột, đuôi voi", đưa ra thì rất đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng cuối cùng dự án phình ra ghê gớm, tạo ra bức xúc của người dân, tạo ra nợ công", đại biểu Quốc nói.
Theo đại biểu, có sự giám sát chặt chẽ để mang lại niềm tin mới cho người dân. Nếu câu chuyện của Long Thành thành công, sẽ là tiền đề thuận lợi để chúng ta giải quyết những công trình sau này.
Thực tiễn cuộc sống phát triển hết sức phức tạp, muốn điều chỉnh tốt thì phải giám sát tốt để hạn chế tối đa những tiêu cực xảy ra, củng cố thêm lòng tin của người dân đối với những công trình lớn mà nhu cầu phát triển đất nước đang đòi hỏi phải tiến hành.
Trong khi đó, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) bày tỏ sự băn khoăn về vấn đề nguồn vốn cho dự án. Theo đại biểu, Chính phủ trình Quốc hội bố trí 23 nghìn tỷ đồng, trong đó hơn 18 nghìn tỷ đồng sẽ phải lấy từ nguồn dự phòng chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Tuy nhiên, theo quy định, nguồn này chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn thu ngân sách Nhà nước đảm bảo kế hoạch. Theo ông Tiến, trong thời gian này, ngân sách Nhà nước đang hết sức khó khăn, có thể thu không đạt kế hoạch. Như vậy sẽ khó sử dụng nguồn dự phòng này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.