Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 6 giờ ngày 27/7, Việt Nam có tổng cộng 420 ca mắc Covid-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tính từ 18 giờ ngày 26/7 đến 6 giờ ngày 27/7, Việt Nam không có ca mắc mới. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 11.954 người. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 232 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 10.922 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 800 người.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 5 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 3 ca.
Tối 26/7, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 có công điện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc điều tra, xử lý ổ dịch tại tỉnh Quảng Ngãi.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tiếp tục chỉ đạo triển khai điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện cách ly và lấy mẫu để xét nghiệm tất cả các đối tượng này.
Đó là các đối tượng: người thân, học sinh cùng trường, người tiếp xúc gần trên xe khách, toa tàu; nơi bệnh nhân thường trú, nơi bệnh nhân từng đến; các nhân viên y tế, người tiếp xúc gần tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng.
Các đơn vị có liên quan tổ chức cách ly, quản lý, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng chống lây nhiễm, không để lây nhiễm trong cơ sở điều trị.
Tổ chức giám sát chặt chẽ hằng ngày tình hình sức khỏe của tất cả người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ đạo tổ chức triển khai tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng (SVP), giám sát trọng điểm Covid-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS) nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch trong động đồng.
Các đơn vị y tế và dự phòng tiếp tục thực hiện việc: Rà soát (đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng), lập danh sách tất cả các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trên địa bàn, tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về công tác khử khuẩn, lực lượng y tế tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nơi bệnh nhân thường trú, trường học, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, phương tiện vận chuyển và các khu vực có liên quan khác theo đúng quy định tại hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Sau khi ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 tại Quảng Ngãi, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có Công điện về việc điều tra, xử lý ổ dịch Covid-19 tại tỉnh Quảng Ngãi.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ đạo triển khai việc tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện cách ly, lấy mẫu để xét nghiệm tất cả các đối tượng này (bao gồm người thân, học sinh cùng trường, người tiếp xúc gần trên xe khách, toa tàu; nơi bệnh nhân thường trú, nơi bệnh nhân từng đến; các nhân viên y tế, người tiếp xúc gần tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng...) để tiến hành xét nghiệm khẳng định.
Đồng thời tổ chức cách ly, quản lý, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng chống lây nhiễm, không để lây nhiễm trong cơ sở điều trị; đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ hằng ngày tình hình sức khỏe của tất cả người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân.
Trong trường hợp nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở, cần lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo việc tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng (SVP), giám sát trọng điểm Covid-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS) nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch trong động đồng.
UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục thực hiện việc rà soát (đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng), lập danh sách tất cả các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trên địa bàn, tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đồng thời, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng cần tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nơi bệnh nhân thường trú, trường học, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, phương tiện vận chuyển, các khu vực có liên quan khác theo đúng quy định tại hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Cuối cùng, phải báo cáo hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch Covid-19 về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy định.
Xem thêm: Khẩn: Bộ Y tế đề nghị ai đã đến những địa điểm sau cần làm những việc này
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.