Sau khi Fed tăng lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' với Ngân hàng Nhà nước

Tuệ Lâm - 22/09/2022 11:32 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh.

VNF
Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ngày 22/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ 3 liên tiếp trong năm nay tại cuộc họp trong hai ngày 20-21/9 và cho biết sắp tới sẽ tiếp tục tăng trong nỗ lực kiềm chế lạm phát đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 40 năm.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ. Tăng trưởng có xu hướng giảm, lạm phát có xu hướng tăng cao tại hầu hết các nước, trong đó có Mỹ, EU, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, một số nước ASEAN…

Theo Thủ tướng, trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều nước nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, dẫn tới hệ quả là lạm phát tăng cao, khiến ngân hàng Trung ương thời gian qua nhiều nước phải tăng lãi suất.

Thủ tướng đánh giá việc các nước tăng lãi suất làm ảnh hưởng tới nhiều nước khác về nợ công, xuất khẩu, thất nghiệp… Với Việt Nam, nền kinh tế có quy mô khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu và cạnh tranh có hạn, nên một biến động nhỏ trên thế giới cũng có tác động lớn tới tình hình trong nước.

Các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU… có xu hướng bị thu hẹp. Phản ứng chính sách của các nước cũng tác động tới tỷ giá, lãi suất, tín dụng, giá trị đồng tiền… của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu dứt khoát không hoang mang, dao động; không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; chủ động nắm bắt tình hình, giữ vững bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành. Mục tiêu là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đây là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Về định hướng chính sách, Thủ tướng yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt bằng các công cụ tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, lựa chọn thứ tự ưu tiên. Tích cực hơn nữa, đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất 2%; đẩy mạnh công tác truyền thông, tránh kỳ vọng tiêu cực.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và kêu gọi, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị, tiết giảm chi phí, nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch.

Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả. Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo, rà soát giảm thuế, phí, lệ phí và có chính sách hỗ trợ phù hợp giúp người dân, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm; tăng thu, giảm chi, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, nắm sát tình hình, phản ứng kịp thời chính sách, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công thuộc chương trình đầu tư công trung hạn, chương trình phục hồi và phát triển, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời góp phần thúc đẩy đầu tư ngoài nhà nước.

"Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả cùng các chính sách khác", Thủ tướng yêu cầu.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn về tiền tệ, tín dụng, tài chính, nợ công, lương thực, năng lượng, thông tin; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu.

Ngoài ra, cần làm tốt công tác quy hoạch, rà soát hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; giải quyết các vấn đề phát sinh và các vấn đề tồn đọng một cách hiệu quả

Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để tạo nền tảng vật chất cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực thực phẩm. Yêu cầu chung là "làm đủ ăn và có xuất khẩu".

Bộ Công Thương chủ trì thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước, mở rộng thị trường quốc tế, thúc đẩy cả cung và cầu; đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, bảo đảm tuyệt đối an ninh về năng lượng, không để thiếu điện, xăng dầu. Yêu cầu chung là xuất đủ nhập và có thặng dư.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phải chủ trì đẩy mạnh phát triển thị trường lao động bền vững, an toàn, hiệu quả; bảo đảm đủ lao động, không để thiếu lao động làm gián đoạn sản xuất, kinh doanh...

Theo Thủ tướng, đây chính là những yếu tố nền tảng, xuyên suốt để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn.

Cùng chuyên mục
Fed kích động nới lỏng tiền tệ: Tỷ giá USD/VND và lãi suất sẽ ra sao?

Fed kích động nới lỏng tiền tệ: Tỷ giá USD/VND và lãi suất sẽ ra sao?

(VNF) - Việc Fed hạ lãi suất tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Tỷ giá, lãi suất tại thị trường Việt Nam từ nay đến cuối năm cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ quyết định của Fed.

Xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, Việt Nam thu về hơn 4 tỷ USD

Xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, Việt Nam thu về hơn 4 tỷ USD

(VNF) - Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD. Các thị trường chính vẫn là Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc.

iPhone 16 Pro Max màu lạ về Việt Nam: Thổi giá tới 70 triệu, cháy hàng sau 3 phút

iPhone 16 Pro Max màu lạ về Việt Nam: Thổi giá tới 70 triệu, cháy hàng sau 3 phút

(VNF) - iPhone 16 Pro Max phiên bản màu titan sa mạc được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhất.

 Tết nguyên đán 2025 được nghỉ liền 9 ngày

Tết nguyên đán 2025 được nghỉ liền 9 ngày

(VNF) - Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra về việc sẽ nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tiếp.

Thời trang Aristino bị truy thu thuế 2,8 tỷ, Lexus biển đẹp cầm cố ngân hàng

Thời trang Aristino bị truy thu thuế 2,8 tỷ, Lexus biển đẹp cầm cố ngân hàng

(VNF) - Công ty K&G Việt Nam, ông lớn sở hữu thời trang nam Aristinno bị truy thu thuế 2,5 tỷ đồng, yêu cầu giảm lỗ gần 18 tỷ.

Thuế Hưng Yên không đạt chỉ tiêu: Cưỡng chế chưa đầy đủ, thu hồi nợ thuế thấp

Thuế Hưng Yên không đạt chỉ tiêu: Cưỡng chế chưa đầy đủ, thu hồi nợ thuế thấp

(VNF) - Thanh tra Bộ tài chính chỉ ra, trong 2023 Cục thuế tỉnh Hưng Yên thu hồi nợ thấp, không đạt chỉ tiêu, một số hồ sơ chưa thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định.

Bắc Ninh đầu tư 3.600 tỷ làm 10km cao tốc nối qua Hải

Bắc Ninh đầu tư 3.600 tỷ làm 10km cao tốc nối qua Hải

(VNF) - Cao tốc Bắc Ninh - Hải Dương thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hải Dương, đoạn từ Vành đai 4 đến Quốc lộ 18 sẽ được đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Thuduc House bị cưỡng chế hơn 91 tỷ đồng tiền thuế

Thuduc House bị cưỡng chế hơn 91 tỷ đồng tiền thuế

(VNF) - Thuduc House vừa bị cưỡng chế hơn 91 tỷ đồng tiền thuế. Thuduc House liên tục bị cưỡng chế các khoản nợ chậm nộp thuế, trong khi tiền mặt cuối quý II/2024 chỉ còn 7,5 tỷ đồng.

‘Nước cờ quen mà lạ’ của TCBS có gây bối rối cho các CTCK?

‘Nước cờ quen mà lạ’ của TCBS có gây bối rối cho các CTCK?

(VNF) - Chính sách miễn phí giao dịch (zero-fee) là “nước cờ quen” đối với TCBS bởi ngân hàng mẹ Techcombank từng rất thành công với chiến lược này. Tuy nhiên, đối với các công ty chứng khoán (CTCK) khác, đây lại là “nước cờ lạ” không dễ bắt chước.

Nam Kinh CHOPE: Nhà thầu Trung Quốc quen thuộc với xi măng Việt Nam

Nam Kinh CHOPE: Nhà thầu Trung Quốc quen thuộc với xi măng Việt Nam

(VNF) - Công ty TNHH Tập đoàn Công trình xi măng Nam Kinh CHOPE (Trung Quốc) đã tham gia dự thầu với vai trò liên danh đã trúng nhiều gói thầu cấp thiết kế, vật tư - thiết bị thuộc dự án Tận dụng nhiệt khí để phát điện cho các Nhà máy xi măng tại Việt Nam…