Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam vừa thông báo bổ nhiệm bà Nguyễn Phương Anh vào vị trí Tổng giám đốc Công ty. Generali Việt Nam cho hay, bà Nguyễn Phương Anh đã nắm giữ nhiều vai trò lãnh đạo cấp cao khác nhau trong ngành bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng.
Trước đó, ngày 2/8, Tập đoàn FWD của Hong Kong (Trung Quốc) công bố chính thức bổ nhiệm ông Anantharaman Sridharan làm Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Việt Nam).
Đầu tháng 8, Shinhan Life Việt Nam thông báo bổ nhiệm ông Bae Seung Jun làm tân Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty kể từ ngày 8/8/2023, thay cho ông Lee EuiChul.
Ngày 21/7/2023, ông Paul George Nguyễn đã chính thức gia nhập Phú Hưng Life với vị trí Tổng Giám đốc. Trước đó, ông Paul George Nguyễn từng giữ chức vụ tương tự tại 2 công ty bảo hiểm nhân thọ khác là Manulife Việt Nam và Aviva Việt Nam.
Còn tại Dai-ichi Life Việt Nam, từ ngày 18/7/2023, ông Đặng Hồng Hải chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Công ty. Trước khi đảm nhận vị trí điều hành cao nhất tại đây, ông Hải là Phó Tổng giám đốc điều hành kiêm Phó Tổng Giám đốc các kênh phân phối. Là CEO trẻ nhất ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với độ tuổi 8x, nhưng ông Hải đã có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, tái bảo hiểm nhân thọ trong nước và quốc tế.
Vào trung tuần tháng 7/2023, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh (Tina Nguyễn) chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam, thay ông Sang Lee. Trước đó, bà Tina Nguyễn giữ chức vụ tương tự tại Generali Việt Nam trong 7 năm và giúp thương hiệu này ngày một lớn mạnh. Trước nữa, bà Tina Nguyễn có hơn 11 năm làm việc tại Prudential Việt Nam và đảm nhiệm nhiều vị trí điều hành cấp cao.
Việc thay đổi hàng loạt CEO diễn ra trong bối cảnh ngành bảo hiểm nhân thọ vừa trải qua cuộc khủng hoảng niềm tin chưa từng có do một loạt bê bối. Theo đó, lùm xùm liên quan tới kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đã kéo niềm tin trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung suy giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử gần 30 năm phát triển tại Việt Nam.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 112.741 tỷ, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 34.910 tỷ đồng, tăng trưởng 3,3% so với cùng kỳ 2022; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 77.831 tỷ đồng, giảm 7,9% với cùng kỳ năm 2022.
Mặc dù là thách thức, song giai đoạn này cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn nhận lại quy trình hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cải thiện chất lượng tư vấn.
Sau những lùm xùm liên quan đến các khiếu nại ở kênh phân phối qua ngân hàng xảy ra vừa qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đang tập trung tái cấu trúc lại bộ máy hoạt động theo hướng bền vững.
Nhiều công ty bảo hiểm đã thay đổi vị trí “ghế nóng” nhằm mang tới “làn gió mới” cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở thị trường Việt Nam.
Giới chuyên gia cho rằng, hơn bao giờ hết, ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cần một luồng gió mới đến từ bộ máy thượng tầng, mang theo tư duy mới, cách làm mới để vừa đem đến thành công bền vững cho doanh nghiệp, vừa tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng. Đây sẽ là bước khởi đầu cho một cuộc cạnh tranh mới khốc liệt hơn, nhưng cũng khác biệt và chuyên nghiệp hơn.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.