Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo tài chính 2022 của 26 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, có 22 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng và phần lớn đạt mức cao chưa từng có. Tính cả Agribank, ngân hàng 100% vốn nhà nước chưa lên sàn, ngành ngân hàng năm 2022 ghi nhận tổng lợi nhuận khoảng 11,5 tỷ USD (tương đương 265.000 tỷ đồng), tăng hơn 2,9 tỷ USD so với năm trước.
Cụ thể, có 7 nhà băng ghi nhận lãi trước thuế vượt 20.000 tỷ đồng, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Techcombank, MB và VPBank. Trong đó, Vietcombank tiếp tục là “quán quân” với lãi trước thuế cao nhất lịch sử gần 37.359 tỷ đồng, tăng gần 36% so với năm trước. BIDV ghi nhận sự bứt phá khi lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 23.058 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Còn lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt hơn 21.113 tỷ đồng, cao hơn 20% so với năm 2021. Cùng với Agribank ước tính cũng vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng thì trong 2022, nhóm Big 4 trong đều có lợi nhuận lên tầm tỷ USD.
Ở nhóm ngân hàng tư nhân, Techcombank tiếp tục dẫn đầu với lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 25.600 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Tiếp theo là MB, với lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 22.729 tỷ đồng. VPBank lợi nhuận đạt 21.220 tỷ đồng, tăng 47,7% so với năm 2021.
Nhóm có quy mô lợi nhuận quanh mức 10.000 tỷ đồng có khá đông thành viên. Có thể kể đến ACB với 17.114 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, VIB đạt lợi nhuận trước thuế hơn 10.580 tỷ đồng, HDBank có lợi nhuận trước thuế là 10.268 tỷ đồng hay SHB với 9.659 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. TPBank cũng đạt lãi trước thuế 7.828 tỷ đồng trong cả năm 2022.
>>> Xem thêm: Lợi nhuận ngân hàng: Cuộc đua vượt mốc tỷ USD
Báo cáo tài chính quý IV/2022 và thông tin từ lãnh đạo các ngân hàng cho thấy phần nào bức tranh tín dụng bất động sản trong năm vừa qua.
Nhiều ngân hàng đang có dư nợ cho vay bất động sản lớn. Riêng tại Techcombank, dư nợ cho vay bất động sản chiếm hơn 71% tổng dư nợ khi trong năm 2022, ngân hàng này đã dành hẳn 300 nghìn tỷ đồng trong tổng dư nợ hơn 411 nghìn tỷ đồng để cho vay bất động sản.
Có thể thấy, năm 2022, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và dư nợ lĩnh vực này vẫn tăng. Tuy nhiên, các ngân hàng chủ yếu tập trung phân khúc cho vay mua nhà, căn hộ để ở.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ tín dụng bất động sản của toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021. Đây là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 5 năm qua.
NHNN cũng cho biết có tới gần 69% tín dụng mảng bất động sản là cho vay tiêu dùng bất động sản. Riêng tại TP.HCM, tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã tăng tới 16% trong năm 2022, trong khi tăng trưởng tín dụng chung đạt hơn 13,8%. Trong đó, tín dụng mua nhà để ở, đúng mục đích là sử dụng, tiêu dùng chiếm 70%.
Về ưu tiên tín dụng cho bất động sản năm 2023, lãnh đạo các ngân hàng lớn cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn cho vay vào một số lĩnh vực bất động sản như khu công nghiệp - khu chế xuất ở các địa bàn lớn; cho vay mua nhà ở, ưu tiên các địa bàn lớn, chủ đầu tư và khách hàng uy tín.
Đối với bất động sản nhà ở, những đơn vị phát triển dự án uy tín, tài chính minh bạch sẽ áp dụng các chính sách lãi suất hợp lý; đối với cá nhân mua nhà ở sẽ tập trung ưu tiên đồng thời thận trọng hơn đối với phân khúc giá trị cao.
>>> Xem thêm: Hàng triệu tỷ đồng cho vay bất động sản, nhận diện nhóm con nợ lớn nhất
Nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở để hạ lãi suất cho vay, tung ra các gói vay ưu đãi hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn lo khó tiếp cận vốn.
Ông Nguyễn Văn Nam, giám đốc một doanh nghiệp may mặc ở Hà Nội tâm sự: Một số ngân hàng thông báo giảm lãi suất cho vay nhưng tôi nghĩ sự ưu đãi đó chỉ dành cho khách hàng VIP chứ những công ty nhỏ và vừa thì khó vay với mức lãi suất thấp. Vì các doanh nghiệp nhỏ rất khó có thể thỏa các yêu cầu về doanh số, chỉ tiêu lợi nhuận… mà ngân hàng đưa ra.
Đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cho biết, hiện nay họ chỉ có nhu cầu giảm lãi suất chứ không có nhu cầu vay mới. Bởi các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh khá gay gắt, buộc phải nhận đơn hàng với giá thấp để tạo việc làm cho người lao động.
Các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do đơn đặt hàng giảm rõ rệt trong khi chi phí đầu vào chưa giảm tương ứng. Vì thế, yếu tố lãi suất sẽ tác động đáng kể lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, mặt bằng lãi suất huy động còn cao đã kéo theo lãi suất cho vay tăng lên đáng kể ở mức 12-14%/năm. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp cũng như người dân, khiến dòng chảy tín dụng chậm lại.
>>> Xem thêm: Lãi vay hạ nhiệt, vốn rẻ không dành cho số đông
Gần đây, NHNN đã liên tục nhận được phản ánh của ngừoi dân về hiện tượng một số TCTD “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, tăng lãi suất/ “ép” khách hàng tất toán khoản vay nếu hủy hợp đồng bảo hiểm, cung cấp thông tin chưa đầy đủ, rõ ràng về sản phẩm bảo hiểm, chuyển từ tiền tiết kiệm tại ngân hàng của khách hàng sang mua bảo hiểm nhân thọ…
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cùng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã thống nhất thiết lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của TCTD.
Đường dây nóng hoạt đông trong giờ hành chính theo các số điện thoại gọi thẳng đến NHNN: (024) 388266344 và (024) 3936.1017
Bên cạnh đó, người dân có thể phản ánh qua email: [email protected].
Cùng với đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cùng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD
>>> Xem thêm: Bị ngân hàng ép mua bảo hiểm, gọi đường dây nóng thẳng lên NHNN
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 24/4 đã tổ chức hội nghị về hoạt động đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng.
Tại hội nghị, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn yêu cầu các TCTD nghiêm túc chấp hành các quy định tại Luật các TCTD, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác về hoạt động đại lý bảo hiểm.
Theo đó, Phó thống đốc yêu cầu các TCTD cung cấp thông tin về sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm... đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm và giải thích rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua TCTD không phải là sản phẩm của TCTD; không được tự ý kê khai thông tin cho bên mua bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm; nghiêm cấm hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Đại diện NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi ép, gắn việc mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
>>> Xem thêm: NHNN: Nghiêm cấm ép khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức
Để cố gắng thu hồi nợ, nhiều ngân hàng miệt mài rao bán các tài sản bảo đảm. Trong đó, không ít khoản nợ được các ngân hàng rao bán nhiều lần, đại hạ giá nhưng vẫn chưa tìm được người mua.
Mới đây, VietinBank - chi nhánh quận 7, TP. HCM thông báo bán đấu giá các khoản nợ của Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà có tổng giá trị các khoản nợ tạm tính đến hết ngày 31/12/2022 là 1.422 tỷ đồng (nợ gốc 567 tỷ đồng). Khoản nợ này có các tài sản đảm bảo gồm: 5 lô đất tại Bình Phước; 4 lô đất tại Bình Dương; 4 kho, công trình xây dựng, máy móc thiết bị tại tỉnh Đồng Tháp.
Agribank cũng mới thông báo đấu giá hai tài sản gồm: quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, diện tích 784,7 m2, tại 258 Kinh Dương Vương, KP4, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM; quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, diện tích 149,1m2, tại 256A Kinh Dương Vương, KP4, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM. Mức giá khởi điểm cho hai tài sản trên là 63,235 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với mức giá khởi điểm 163 tỷ đồng của lần rao bán đầu tiên hồi giữa năm 2021.
Một khoản nợ khó bán khác là khoản nợ 447 tỷ đồng của CTCP Thép Việt Nhật (trong đó dư nợ gốc là 194 tỷ đồng) tại BIDV. Trải qua 14 lần rao bán, ngân hàng này đã giảm giá khởi điểm xuống còn 133 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là 1 quyền sử dụng đất tại Hải Phòng cùng một vài xe ô tô, xe đầu kéo được sản xuất từ trước năm 2000.
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ việc đấu giá các khoản nợ hoặc các tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn là do ban đầu ngân hàng thẩm định giá trị tài sản quá cao. Giá khởi điểm thường được các ngân hàng đưa ra cao hơn khoản nợ gốc.
Dù được hạ giá sâu nhưng không nhiều người mặn mà với bất động sản phát mại, thanh lý. Nguyên nhân chính là bất động sản đang rơi vào giai đoạn khó khăn và thanh khoản rất yếu, nhất là các tài sản giá trị lớn.
>>> Xem thêm: Xe siêu sang, nhà trăm tỷ: Tài sản nhà giàu trong tay các ngân hàng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.